Tên gọi Mù Cang Chải có ý nghĩa gì?

Mù Cang Chải là huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái. Theo tiếng H'Mông, 'Mù' là đọc trại của 'mồ' nghĩa là 'rừng gỗ', 'Cang' là đọc trại của 'căng'nghĩa là 'khô' và 'Chải' là 'đất'. Mù Cang Chải là 'đất gỗ khô'.

Mù Cang Chải là huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái. Theo tiếng H'Mông, “Mù” là đọc trại của “mồ” nghĩa là “rừng gỗ”, “Cang” là đọc trại của “căng”nghĩa là “khô” và “Chải” là “đất”. Mù Cang Chải là “đất gỗ khô”. Ảnh: Getty.

Mù Cang Chải là huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái. Theo tiếng H'Mông, “Mù” là đọc trại của “mồ” nghĩa là “rừng gỗ”, “Cang” là đọc trại của “căng”nghĩa là “khô” và “Chải” là “đất”. Mù Cang Chải là “đất gỗ khô”. Ảnh: Getty.

Du khách có dịp đến Mù Cang Chải mùa lúa chín không thể bỏ lỡ cơ hội check-in cùng đồi Móng Ngựa. Ngọn đồi ở bản Sáng Nhù này hấp dẫn tín đồ xê dịch với những thửa ruộng bậc thang hình bán nguyệt đẹp như tranh vẽ. Tháng 9 là khoảng thời gian lý tưởng để bạn tận hưởng cảnh sắc tại đây. Ảnh: Lê Nguyễn Hải Nam.

Đèo Khau Phạ, nằm ở độ cao từ 1.200-1.500 m so với mực nước biển, là một trong những địa điểm ngắm cảnh lúa chín được dân phượt yêu thích. Đây là một trong tứ đại đỉnh đèo ở miền Bắc, nổi tiếng với những cung đường quanh co và dốc thuộc hàng bậc nhất Việt Nam. Ảnh: Kiet.senpai.

Trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời), do các chóp núi thường nhô lên giữa biển mây và được sương phủ quanh như một chiếc sừng. Ảnh: __vere.chang__.

Ngoài đèo Khau Phạ, đèo Mã Pì Lèng (Hà Giang), Ô Quy Hồ (Lai Châu) và Pha Đin (Sơn La) cũng thuộc tứ đại đỉnh đèo. Đây là những cung đường thách thức tín đồ du lịch chinh phục. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ, tận hưởng không khí trong lành và yên bình khi đặt chân đến các nơi này. Ảnh: Nguyễn Ngọc Hùng.

Hẻm Tu Sản (Hà Giang) là hẻm vực cao nhất Đông Nam Á. Chiều cao vách đá lên tới 800 m khiến nhiều du khách ngỡ ngàng. Trải nghiệm đi thuyền dọc dòng Nho Quế cũng mang lại cho bạn cơ hội chìm đắm giữa cảnh quan hùng vĩ của hẻm Tu Sản giao thoa cùng chất thơ của dòng sông này tại Hà Giang. Ảnh: Kimthy.xie.

Cột cờ Lũng Cú, nằm ở độ cao gần 1.500 m so với mực nước biển, là biểu tượng thiêng liêng của Việt Nam. Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ ruộng bậc thang tạo vẻ đẹp ấn tượng với du khách. Ảnh: Lê Vinh Đệ

Theo Khánh Vân/Zing News

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/ten-goi-mu-cang-chai-co-y-nghia-gi/20210626084004819