Tên lửa Mỹ áp sát Nga, châu Âu rạn nứt

Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF và triển khai các tên lửa bị cấm ở Ba Lan và các nước vùng Baltic, sẽ chia rẽ các nước trong liên minh châu Âu.

Như đã biết, ngày 2/8, Hiệp ước về hạn chế tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) đã kết thúc. Hoa Kỳ đã đơn phương không tham gia vào Hiệp ước. Điều này xảy ra mà Hoa Kỳ không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào cáo buộc Nga vi phạm các quy định của Hiệp ước.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi hiệp ước này kết thúc? Có thể một cuộc chạy đua vũ trang mới sẽ bắt đầu giữa các cường quốc trên thế giới như Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc?

Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF sẽ bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới.

Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF sẽ bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang mới.

Nhớ lại rằng, Hiệp ước INF đã được ký kết vào ngày 8/12/1987 giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Các bên cam kết ngừng sản xuất và từ bỏ việc sử dụng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mặt đất tầm trung (từ 1.000 đến 5.500 km) và tầm ngắn (từ 500 đến 1.000 km). Sự kiện này được coi là sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.

Rõ ràng là việc chấm dứt Hiệp ước INF có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong việc phát triển và phổ biến các hệ thống vũ khí được quy định trước đây.

Sau khi ngừng tham gia vào Hiệp ước INF, Lầu Năm Góc đã tuyên bố phát triển tên lửa phi hạt nhân mới. Cụ thể, Hoa Kỳ đã tạo ra phiên bản mặt đất của tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk. Truyền thông Mỹ cho biết, các vụ thử tên lửa này sẽ được tổ chức trong tháng 9 tới.

Ngoài ra, Hoa Kỳ sẽ phát triển tên lửa đạn đạo có tầm bắn khoảng 4000 km. Có thể một hệ thống hoàn toàn mới sẽ được phát triển hoặ có thể phát triển vũ khí siêu thanh. Chương trình Long Range Precision Fires/Precision Strike Missile (LRPF) do Lầu Năm Góc khởi xướng, sẽ tạo ra một loại tên lửa chiến thuật mới cho các bệ phóng MLRS và HIMARS, chúng sẽ thay thế cho ATACMS.

Bản chất việc thay đổi này là nhằm trang bị cho các bệ phóng một loại tên lửa mới có tầm bắn tới 700 đến 800 km với phần chiến đầu nặng. Theo kế hoạch, các tên lửa đầu tiên thuộc loại mới theo chương trình LRPF có thể bàn giao cho quân đội vào năm 2024 và có thể nâng cấp thêm.

Nên nhớ rằng, tổ hợp HIMARS khi được trang bị loại tên lửa này và được Ba Lan mua, triển khai chúng ở Ozhishe - gần biên giới Nga và Belarus.

Như vậy, với tầm bắn tối đa khoảng 800 km, trước đây bị Hiệp ước INF cấm, Hoa Kỳ sẽ có thể nhắm mục tiêu vào các muc tiêu trong khu vực Kaliningrad và gần như toàn bộ Belarus. Ngoài ra, các tổ hợp này còn xuất hiện ở Romania, có khả năng đưa Crimea vào tầm ngắm.

Tóm lại, những vũ khí trước đây bị cấm bởi Hiệp ước INF có thể trở thành mối đe dọa đối với các cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự của kẻ thù tiềm năng và làm tăng đáng kể tiềm năng của các hệ thống được sử dụng cả trên đất liền, trên biển và trên không.

Rõ ràng, việc Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước INF là một phần trong chiến lược củng cố sườn phía đông của NATO.

Bây giờ Washington có thể triển khai các hệ thống tên lửa của mình trên lãnh thổ của các đồng minh châu Âu để duy trì thế đối xứng với Nga. Một kịch bản như vậy chắc chắn sẽ làm tình hình an ninh ở châu Âu xấu đi.

Trong số các quốc gia thành viên NATO, không có nhiều người muốn Mỹ triển khai tên lửa vô điều kiện trên đất nước của họ. Người Pháp và người Đức không muốn nhìn thấy tên lửa tầm trung của Mỹ.

Trong tình hình hiện tại, Ba Lan là một trong những đối tác đáng tin cậy và các nước vùng Baltic, có thể là Ukraine, có thể đồng ý với điều kiện này. Và nếu như vậy chắc chắn sẽ làm tăng sự chia rẽ trong Liên minh châu Âu.

Thật khó để duy trì sự cân bằng quyền lực chỉ thông qua các nỗ lực ngoại giao. Belarus và Nga sẽ buộc phải thực hiện các biện pháp đáp trả tương ứng. Có lẽ Minsk sẽ nỗ lực phát triển và sản xuất các hệ thống tên lửa của riêng mình.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, tổ hợp Polonez là một bước trung gian để Minsk tạo ra tổ hợp tên lửa chiến thuật của mình.

Ngoài ra, Minsk sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nga và cũng không loại trừ Nga sẽ hiện diện trên lãnh thổ của họ.

Chí Huy

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/ten-lua-my-ap-sat-nga-chau-au-ran-nut-3385324/