Thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến làn da của bạn?

Theo bác sĩ Ngô Kiều Khanh (Dr Anna Khanh), sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ kèm theo những tác nhân bên ngoài khiến cho mẹ đang mang thai gặp nhiều vấn đề về da. Tuy nhiên, đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, chị em cần đặc biệt lưu ý trong khi chăm sóc da để không ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Thời kỳ mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm. Không những chị em sẽ gặp phải nhiều vấn đề về da trong thời kỳ này mà quá trình chữa trị, chăm sóc da cũng gặp nhiều trở ngại. Có một số sản phẩm chăm sóc da tốt cho làn da của người bình thường nhưng lại trở nên nhạy cảm và có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ bầu. Theo kinh nghiệm điều trị da nhiều năm của bác sĩ Kiều Khanh, có một số vấn đề thường gặp phải trong thời kỳ mang thai như sau:

Xuất hiện các vết rạn da

Thông thường, các vết rạn da trong thời kỳ mang thai sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, ở một số trường hợp chúng sẽ không biến mất. Các vết rạn da tồn tại ở nhiều vùng da trên cơ thể, về lâu dài sẽ làm xấu làn da, khiến da xấu đi, khiến chị em mất tự tin trong cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ Kiều Khanh cho biết phương pháp điề trị bằng laser cũng là một trong những giải pháp an toàn, đơn giản để giảm những nếp nhăn khó chịu này.

Các vết rạn da xuất hiện rất thường xuyên trong thời kỳ mang thai

Tăng cân

Đa phần các chị em phụ nữ có thể lấy lại vóc dáng và cân nặng sau khi sinh khoảng 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, đôi khi chất béo vẫn ngoan cố chống lại chế độ ăn kiêng và các bài tập thể dục cường độ cao. Tăng cân khi mang thai cũng sẽ khiến cho làn da trở nên chảy xệ, xuất hiện các nếp nhăn, vết thâm nám. Lượng chất béo nhiều tích tụ trong một thời gian dài ở nhiều bộ phận trên cơ thể khiến chị em cũng cảm thấy kém tự tin hơn. Theo bác sĩ Ngô Kiều Khanh, bạn có thể loại bỏ chất mỡ cuối cùng sau khi mang thai bằng phương pháp hút mỡ an toàn. Tuy nhiên, nên tìm đến những cơ sở hút mỡ uy tín và thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể ở giai đoạn mang thai có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Chúng có thể làm thay đổi màu da, khiến cho da gặp các vấn đề về sắc tố, bùng phát mụn, rụng tóc và một số vấn đề nghiêm trọng khác. Bác sĩ Kiều Khanh cho biết:

“Nhiều khi trên bụng các bà bầu cũng có thể xuất hiện các đường chạy dọc từ rốn đến hết bụng, đường này gọi là “nigra linea”. Trong khi xuất hiện những dấu hiệu này bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời”.

Nám da

Làn da của phụ nữ mang thai rất dễ bị nám do ánh nắng mặt trời và sự gia tăng hormone làm kích thích sắc tố. Đa phần các vết nám thường xuất hiện trên khuôn mặt. Theo các chuyên gia da liễu, nhiều hormone liên quan đến thai kỳ vẫn có xu hướng tăng cao sau khi sinh và có thể mất sáu đến chín tháng để ổn định trở lại. Tuy nhiên các vết nám nhiều khi vẫn không tự biến mất đi sau thời gian này mà vẫn sẽ đeo bám chị em nếu không có phương pháp hạn chế kịp thời.

Tình trạng nám da nhiều khi vấn đeo bám ngay cả sau khi sinh

Sản phẩm chăm sóc cho da thời kỳ này rất quan trọng. Bên cạnh việc tránh ánh nắng mạnh trực tiếp, các bà bầu nên sử dụng kem chống nắng ở mức độ cao. Theo bác sĩ Kiều Khanh, việc thoa kem chống nắng sử dụng oxit kẽm chặn vật lý trong điều trị nám có thể tốt cho bà bầu.

Nổi chàm

Thông thường, làn da của những chị em lần đầu tiên mang thai có thể bị nổi mẩn đỏ, cứng, gây ngứa. Nếu bạn đã bị chàm da, tình trạng này có thể trở nặng vào tháng cuối của thai kỳ. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tránh tiếp xúc với xà phòng, lông vật nuôi lên vùng da này.

Chị em nên tránh tiếp xúc với xà phòng, lông thú nuôi ở những vùng da bị nổi chàm

Các vấn đề về da của chị em phụ nữ mang thai thường tự biến mất sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cần được can thiệp ngay để tránh gây biến chứng và khó chịu về lâu dài. Với làn da và sức khỏe nhạy cảm của các bà bầu, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị da nào.

T. Tâm

Nguồn Khỏe 365: http://khoe365.nguoiduatin.vn/thai-ky-anh-huong-nhu-the-nao-den-lan-da-cua-ban-70221.html