Thai ngôi đầu và những điều mà mẹ bầu cần lưu ý

Thai ngôi đầu là gì và tại sao nó lại là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở là điều mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm và tìm hiểu.

Ngôi thai là phần thấp nhất của thai nhi đi vào khung xương chậu của người mẹ; đồng thời sẽ là phần đi vào ống sinh dục và ra ngoài cơ thể người mẹ. Thông thường ngôi thai sẽ có 3 trường hợp: ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang. Theo đó, ngôi thai sẽ quyết định việc mẹ bầu sinh mổ hay sinh thường, kèm theo đó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như cân nặng thai nhi, khung xương chậu của người mẹ,…

Ngôi thai đầu là gì?

Hầu hết trẻ sơ sinh sẽ được sinh ra ở ngôi thai đầu. (Ảnh minh họa: Internet)

Ngôi thai đầu được xem là ngôi thai thuận lợi nhất cho việc sinh nở, theo đó đầu thai nhi hướng về âm hộ của mẹ, mông thai nhi hướng về ngực mẹ, giúp bé "chui ra" dễ dàng hơn. Trong đó, tùy theo vị trí của bé, ngôi thai đầu được chia thành các dạng như sau:

Ngôi chỏm: Là lúc thai nhi cúi đầu nhiều nhất xuống phía âm hộ của mẹ.

Ngôi thóp: Đầu thai nhi sẽ ở lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm

Ngôi trán: Thai nhi cũng ngữa đầu lên theo trục của thai nhi với trục của mẹ.

Ngôi mặt: Lúc này thai nhi sẽ ngửa đầu lên nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước.

Khi nào nhận biết được ngôi thai?

Việc này có thể nhận biết được bằng cách khám ngoài và sờ nắn bụng, sau đó xác định lại kết quả thông qua việc khám âm đạp và siêu âm thai. Ngoài ra, có thể xác định thai nhi đã quay đầu xuống dưới hay chưa vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

Theo đó, nếu thai thuận thì bụng sẽ có hình Oval, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Đồng thời, bác sĩ sẽ thấy được phần mông thai nhi, còn ở phần dưới tử cung là đầu, hai bên là xương sườn, lưng và tay chân của thai nhi.

Từ tuần 28, bác sĩ có thể cho mẹ biết ngôi thai thuận hay ngược. (Ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân khiến cho ngôi thai bất thường

Do hình dạng tử cung và xương chậu của người mẹ bất thường.

Mẹ bầu bị nhau tiền đạo, u xơ tử cung chèn ép khiến đầu thai nhi không thể xoay đầu.

Thai nhi bị dị tật như có khối u, đầu to, bụng to.

Thai nhi phát triển quá to hoặc nhỏ đều khiến bé không thể quay đầu.

Dây rốn quá ngắn, quá dài hoặc quấn cổ, vị trí nhau bám không bình thường.

Phương pháp để ngôi thai ở vị trí thích hợp nhất

Mẹ bầu tập luyện đứng thẳng càng lâu càng tốt.

Nếu thấy xuất hiện các cơn gò nên nghiêng người về phía trước.

Nên masage lưng trong quá trình chuyển dạ.

Trường hợp xuất hiện các cơn gò thì nên lắc nhẹ hông để giúp thai nhi "đổi ngôi" trước khi ra ngoài.

Không nên nằm ngửa.

Trong quá trình chuyển dạ, hãy cố nghiêng sang một bên và dạng rộng chân.

Đi khám thai định kỳ thường xuyên để biết được ngôi thai đầu hay ngôi thai bất thường để có phương pháp giải quyết hợp lý nhất.

Nam Phong (TH)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/thai-ngoi-dau-va-nhung-dieu-ma-me-bau-can-luu-y-c20a295464.html