Thảm họa khủng khiếp sập cầu ở Itlay: 'Ân ý' nguyên nhân vỡ lẽ?

Các quan chức Italy cho biết, thảm họa sập cầu cao tốc tại thành phố phía Bắc Italy đã khiến hàng chục người thiệt mạng.

Con số thương vong tiếp tục tăng

Một đoạn cầu đã bị sập vào ngày 14/8 khiến cho các xe rơi tự do xuống dòng sông, đường ray và các tòa nhà phía dưới. Sự cố xảy ra khi trời đang mưa xối xả do ảnh hưởng của một cơn bão. Hình ảnh cho thấy, những chiếc xe bị bỏ rơi cùng với một chiến xe tải gần mép cầu lơ lửng. Các khối bê tông xếp dài bằng chiều cao của tòa nhà 3 tầng.

Nhập mô tả ảnh

“Hoạt động tìm kiếm và giải cứu dự tính sẽ kéo dài trong nhiều này. Một số người hiện vẫn mất tích”, Emanuele Gissi, một kỹ sư trong lực lượng cứu hỏa Italia nói trên RAI News 24.

Ông Angelo Borrelli, người đứng đầu cơ quan phòng vệ dân sự Italia cho biết, có khoảng 30 phương tiện và một số xe tải hạng nặng vẫn ở trên cầu Morandi, ở phía Tây thành phố cảng Genoa.

Thủ tướng Giuseppe Conte cũng cho biết, có khoảng 22 người tử vong và 16 người khác bị thương cùng với 9 người khác đang trong tình trạng nghiêm trọng. Trong khi đó, thị trưởng khu vực Liguria cho biết, có khoảng 26 người đã tử vong. Các quan chức Genoa tuyên bố 2 ngày để tang cho vụ việc này.

Theo cảnh sát, cơn bão mạnh là một phần nguyên nhân gây ra thảm họa khủng khiếp này. Theo đại diện phía Autostrade, công tác bảo dưỡng đã được tiến hành vào thời điểm xảy ra vụ việc.

“Các công trình và tình trạng của cầu liên tục được giám sát và kiểm tra. Nguyên nhân gây ra vụ sập cầu sẽ là chủ đề cần phải phân tích nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn cho xe cô đi lại”, tuyên bố nêu rõ.

Theo Thủ tướng Conte, các chính quyền địa phương đã đưa ra lập luận rằng, cây cầu sập là “sự thất bại về mặt cấu trúc”. Tỷ lệ thương vong dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi đống đổ nát được dọn dẹp. Tuy nhiên, phỏng đoán khả năng không ai ở dưới cầu khi cầu sập.

“Có khoảng 440 người đã không thể về nhà sau sự cố sập cầu. 11 tòa nhà đã được sơ tán. Số lượng người dân và các tòa nhà phải sơ tán có thể tăng lên nhằm hạn chế các rủi ro tương tự có thể xảy ra”, Thủ tướng Conte nói.

“Điều đó thật đáng sợ”

Cây cầu đã đi vào hoạt động từ năm 1968 và vụ sập cầu diễn ra vào ngày 14/8.

Đường A10 nối liền với cây cầu là tuyến đường cao tốc cho người dân và khách du lịch tại Genoa. Tuyến đường kết nối với thành phố và gần sân bay. Đây là tuyến đường chính dọc Địa Trung Hải nối với bờ biển Italia và các các thành phố ven biển của Pháp ở phía Tây.

Video ghi lại cảnh sập cầu Italia. Nguồn:CNN

Davide Di Giorgio –một nhân viên văn phòng đang quay film cảnh trời mưa từ cửa sổ văn phòng làm việc ở Genoa khi sự cố sập cầu diễn ra.

“Ngay khi tôi bật màn hình máy ảnh để ghi lại cảnh trời mưa to, tôi đã nghe thấy tiếng động lớn và cây cầu sập. Tôi phải mất ba giây mới có thể định hình chuyện gì đang xảy ra. Tôi và các đồng nghiệp run rẩy. Điều đó thật đáng sợ”, anh Davide Di Giorgio nói,

Một nhân chứng khác là anh Davide Ricci - đồng nghiệp Di Giorgio của đã nói trên tờ báo Secolo XIX rằng, ông đã nghĩ khả năng mưa to và tiếng sét đánh sập cây cầu. Các tia chớp vẫn có thể nhìn thấy trong cảnh quay của Di Giorgio.

“Các mảnh vụn từ vụ sập cầu chỉ cách xe của tôi khoảng 20m”, Ricci cho biết.

Lực lượng cấp cứu, bao gồm cả đơn vị cứu hỏa, cảnh sát, xe cứu thương và đội giải cứu kèm theo cả chó cảnh sát đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Vài giờ sau đó, khoảng 200 lính cứu hỏa đã có mặt tại hiện trường.

Ông Luca Cari, người phát ngôn lực lượng cứu hỏa Italia nói trên báo Italia Rai rằng, lực lượng giải cứu đang nỗ lực tìm kiếm người mất tích dưới đống đổ nát giống như một trận động đất thật sự.

Các đơn vị tìm kiếm và cứu nhận bao gồm cả Hội chữ thập đỏ Italia đã được huy động tìm kiếm các nạn nhân trong khi các thành viên khác của Hội chữ thập đỏ được huy động lên thuyền và tìm kiếm những nạn nhân bị mắc kẹt ở cửa sông Polcevera.

Các câu hỏi đặt ra về cây cầu?

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra sập cầu Italia. Cầu Morandi được thiết kế bởi kỹ sư xây dựng người Italia Riccardo Morandi và hoàn thành xây dựng vào năm 1968. Cây cầu có chiều dài khoảng 1.1km và cao khoảng 100m tính ở điểm cao nhất.

Vụ việc diễn ra sau khi trận mưa lớn kèm sấm chớp kéo dài từ 15-20 phút. Báo cáo ở trạm thời tiết cho biết, khả năng mưa to kèm giông bão.

Người dân địa phương đặt ra câu hỏi về chất lượng cây cầu có còn đảm bảo.

“Vẫn còn quá sớm để tìm ra nguyên nhân về thảm họa. Tuy nhiên, cây cầu đã tồn tại khoảng 50 năm và có thể bị ảnh hưởng ít nhiều về độ bào mòn và cốt thép hen gỉ”, ông Ian Firth - một kỹ sư về cầu nối cho biết.

Theo ông Ian Firth, hiện chưa rõ ràng về lý do sập cầu cũng như có ảnh hưởng của cơn bão hay không.

Thị trưởng Genoa, ông Marco Bucci cho biết, sự cố sập cầu không quá bất ngờ, tuy nhiên, ông Bucci lại không nói lý do chính xác là gì. Khi được hỏi về nguyên nhân cây cầu sập và các biện pháp để sửa chữa cây cầu, ông Bucci cho biết chưa có thông tin chắc chắn.

“Đây không phải là công việc của tôi để có thể nắm bắt điều này ngay lúc này. Trách nhiệm của tôi là suy nghĩ về tương lai và công việc tương lai của thành phố”, ông Bucci nói thêm.

“Vai trò của tôi là một thị trưởng phải đảm bảo thành phố có một cơ sở hạ tầng tốt và mong muốn từ chính phủ, chúng tôi có thể nhận được hỗ trợ chi phí phù hợp để có thể xây dựng cây cầu mới nhanh chóng”, ông Bucci nói.

Ông Demitrios Cotsovos, phó giáo sư Viện hạ tầng và môi trường Đại học Heriot-Watt cũng cảnh báo phải hết sức cẩn thận để đưa ra các kết luận.

Các kỹ sư cần phải xem xét ở mức độ hao mòn theo thời gian của cây cầu ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cấu trúc. Điều này cũng phải xét ở tương thích với điều kiện thời tiết và môi trường khắc nghiệt. Chúng ta có thể có một bài học sâu sắc sau sự việc này”, ông Cotsovos nói.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/tham-hoa-khung-khiep-sap-cau-o-itlay-an-y-nguyen-nhan-vo-le-357143.html