Thăm làng làm giấy thủ công hơn 1000 năm ở Trung Quốc

Trải qua hơn 1.000 năm, người dân làng Taolin ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) vẫn giữ được nghề làm giấy thủ công, đòi hòi sự tỉ mỉ và kiên trì.

Làng Taolin ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) là nơi lưu truyền nghề làm giấy thủ công từ cây tre đã hơn 1.300 năm.

Trước khi bị cạnh tranh bởi giấy sản xuất công nghiệp, Taolin từng là trung tâm sản xuất giấy nổi tiếng ở miền trung và nam Trung Quốc.

Rừng tre mọc bên ngoài làng Taolin là nguyên liệu chính dùng để sản xuất giấy.

Khi khai thác, người dân chọn tre non với phần thân còn tương đối mềm, chẻ ra và gom thành từng bó.

Sau đó, những bó tre được ngâm trong hố nước vôi để đẩy nhanh quá trình phân hủy.

Thông thường, phải mất vài ngày, thân cây tre mới mềm ra.

Khi ngâm đủ ngày, tre được nghiền nát thành bột tại xưởng của mỗi gia đình.

Bột giấy chính là hỗn hợp thu được sau khi nghiền nát tre. Bột được pha loãng trong bể nước rồi dùng một dụng cụ chuyên dụng bằng tre để tạo nên những tờ giấy.

Khi nước khô, bột giấy se lại và trang giấy dần hiện ra.

Giấy ước tiếp tục được chuyển qua công đoạn ép.

Công đoạn bóc rời từng tờ giấy đòi hòi sự kiên trì.

Cuối cùng, những tờ giấy lên tường và cán cho thật phẳng. Nguồn ảnh: Xinhua.

Video: Làng nghề làm đèn ông sao. Nguồn: TTV.

Hoàng Minh (theo Xinhua)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kinh-doanh/tham-lang-lam-giay-thu-cong-hon-1000-nam-o-trung-quoc-1251319.html