Thăm làng lụa Vạn Phúc

Là một làng nghề truyền thống nổi tiếng của cả nước, làng lụa Vạn Phúc bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Nằm ở phía ngoại ô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 10km. Từ xưa, những mẫu hoa văn trang phục nơi đây đã được các vua quan lựa chọn. Ngày nay, nơi đây vẫn giữ gìn và tiếp tục phát huy những nét đẹp của truyền thống của làng nghề. Phóng viên Vanhien.vn đã có cuộc trao đổi với nghệ nhân Phạm Khắc Hà, chủ tịch hội Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

Đường vào làng lụa

Nghệ nhân Phạm Khắc Hà chia sẻ, làng lụa Vạn Phúc hình thành và phát triển vào năm 868, vào thế kỷ thứ IX, tức là gần 1200 năm. Do bà Ả Lã Thị Nương ( Ả Lã Đê Nương), thần hiệu sắc phong Quốc vương thiên tử Nga hoàng Đại vương. Bà là cháu hậu duệ đời 16 vua Hùng. Có thật chứ không phải truyền thuyết. Cha bà là Hùng Thụy, mẹ bà là Phạm Khương. Sinh ra và lớn lên ở châu Tuyên Quang, nay là tỉnh Tuyên Quang. Bà là người giỏi về tầm tam canh cửi.

Năm 868 bà cùng chồng là Cao Biền du ngoạn quanh thành Đại La. Khi đến ấp Vạn Bảo, làng Vạn Phúc bây giờ, thấy phong cảnh đẹp, nhân dân chịu khó làm ăn. Phong thủy nơi đây rất tốt, phía trước là sông xa xa là núi. Bà xin ở lại đây, dạy dân chúng trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, nam giới làm nghề nông. Hiện nay chỗ dạy làm canh cửi, xây đền cho bà để ghi nhớ. Nơi ở của bà bây giờ là chỗ đình làng, bà hóa ngày 25 tháng chạp, bên dòng sông nhuệ, nhân dân xây miếu cổ.

Bà có công lao đóng góp các triều vua. Khi có tin đồn miếu ở Vạn Phúc thiêng, các quan hay về lễ xin bà bày mưu cho đánh giặc, bằng hình thức báo mộng, các tướng làm theo kế của bà, thắng lợi. Các tướng thắng trận về tạ lễ, vua cũng gửi lễ. các triều phong tặng các sắc phong. Hiện nay có 11 sắc phong, công giúp đánh giặc giải phóng.

Nghệ nhân Phạm Khắc Hà cũng chia sẻ về một truyền thuyết. Truyền thuyết bà là con vua Thủy Tề được phái lên trần giúp dân. Đêm mưa gió mơ thấy thuyền rồng, chuẩn bị khăn gói đi ra gần miếu giờ. Thấy thuyền rồng, bà từ từ đi xuống sông. Hôm sau trời tạnh mưa. Khi xuống dòng sông Nhuệ thấy bên bờ có những vật dụng để lại, nhân dân xây miếu. không có nguồn tin nào nói thi thể bà vớt lên.

Làng Vạn Phúc xưa trồng dâu, được phù sa bồi đắp, cây dâu rất phù hợp. Giờ là các khu đô thị. Không còn nghề trồng dâu. Nay chù yếu nhập nguyên liệu ở các làng nghề khác dệt, vẫn giữ được nét làm nghề truyền thống ngày xưa.

Lụa Vạn Phúc luôn có tiếng, năm 1930 tham gia đấu xảo tại Marseille, 1932 tại Paris,1945 tại Jakarta.

Ngày xưa có nghề dệt gấm, chủ yếu ở gia đình cụ Đỗ Văn Ái. Sau này nghề gấm không được tồn tại do nhu cầu sử dụng, thị trường không có nhu cầu, bị mai một, Hiện nay đứng bên bờ vực thất truyền. nghệ nhân Phạm Khắc Hà luôn đau đáu nghề dệt gấm, đang tìm cách phục hồi lại.

Nghệ nhân chia sẻ, hiện nay 1 cụ biết dệt gấm thôi, cụ xấp xỉ 90 rồi, trí nhớ có chăng khai thác không được mấy. Sau cụ khuất núi cũng bơ vơ. Phục hồi giờ vừa khó vừa không đủ năng lực tài chính.

Hiện nay có 164 hộ đang làm nghề và kinh doanh. 1 số họ vừa sản xuất và kinh doanh. Tổng số có 264 khung dệt, thêm 4 khung 2019.

Nghệ nhân Phạm Khắc Hà

Một sản phẩm đặc sắc là lụa vân, được các nghệ nhân nghiên cứu ra triều Nguyễn, khoảng 300 năm. Phù hợp may áo dài, thương hiệu tăng lên giá trị. Nguyên liệu hoàn toàn trong nước, từ tơ tằm, bảo đảm giá trị , môi trường. chủ yếu phục vụ triều đình, cho giới quý tộc. mỗi ngày chỉ sản xuất được rất ít, 50 phân.

Ca dao xưa có câu:

The La, lĩnh Bởi, sồi Phùng

Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn

Lụa vân Vạn Phúc có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song Hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý…

Sau này dần dần khoa học kỹ thuật phát triển, cải tiến khung dệt lụa vân, đảm bảo năng suất, chất lượng giữ nguyên. Giảm bớt sức lao động thì có động cơ điện, có 1 người trông nom. Cách thức dệt vẫn như thế nhưng chất lượng cao hơn nhiều. Công nghệ ươm tơ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. không như xưa phân biệt bằng tay, giờ phân biệt bằng điện tử.

Năm 2017 đại diện hội Làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông vào thị trường tơ Bảo Lộc , ký biên bản ghi nhớ,tạo điều kiện cung cấp nguồn nguyên liệu lâu dài, ổn định về giá.

Sản lượng 2018: 1 triệu 500 nghìn mét lụa các loại. Năm 2019 giao cho 1,8 triệu mét vải các loại, phấn đấu. phụ thuộc điều kiện nhân dân. Khung dệt giờ ít hơn nhưng cường độ cao hơn, chất lượng cao hơn.

Phụng Thiên- Thiên Ân

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/tham-lang-lua-van-phuc-71203