Thăng trầm của tỷ phú 'một vành đai, một con đường'

Diệp Giản Minh (ngoài cùng bên trái) có mặt trong cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh tháng 9/2015

Diệp Giản Minh (ngoài cùng bên trái) có mặt trong cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh tháng 9/2015

Thực hư “hoàng tử PLA”

Trong một email, Hiệp hội Liên lạc thân thiện quốc tế Trung Quốc CAIFC phủ nhận rằng, Diệp Giản Minh là Phó Chủ tịch của tổ chức này, cũng như phủ nhận việc CAIFC có quan hệ với PLA. Andrew Chubb, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về Trung Quốc tại ĐH Columbia - Harvard và Chương trình Thế giới cho biết: Diệp muốn mọi người tin rằng, cơ quan Năng lượng Trung Quốc CEFC có liên quan mật thiết đến các cấp cao nhất của nhà nước Trung Quốc. Nhưng khi được hỏi về vấn đề này, Diệp nói với Fortune trong bài phỏng vấn rằng anh ta không có mối quan hệ với giới quân sự.

Những ngôi sao màu vàng trong logo CEFC - một đặc quyền thường dành cho các công ty nhà nước ở Trung Quốc - khiến cho người ta tin tưởng chắc chắn rằng, CEFC có những mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh. Vậy tại sao Diệp lại phủ nhận điều này?

Có lẽ vì một số mối quan hệ của nhân vật này không thực sự mạnh mẽ như anh ta mong muốn. Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Điện lực Trung Quốc tại Washington, cho biết cô được giới thiệu với Diệp vào năm 2010, tại Thượng Hải, thông qua một quan chức PLA, người đang viết đề xuất cho CEFC China Energy để thành lập một tổ chức phi chính phủ tại Liên Hợp Quốc. Người chấp bút đề xuất không quá ảnh hưởng hoặc giàu có, nhưng có vốn tiếng Anh tốt và biết các thủ tục phương Tây. Ngay năm sau, tổ chức phi chính phủ của Diệp được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận.

“Đối với tôi, đó là một câu chuyện về cách những người thực sự không quan trọng có thể khiến mọi thứ xảy ra”, Glaser, người từng là tư vấn chính phủ Mỹ về các vấn đề Trung Quốc, cho biết.

Trong cuộc phỏng vấn của Fortune, Diệp đã cung cấp một câu chuyện khác để trả lời những tin đồn về “hoàng tử PLA”: Sau một thời gian làm việc trong lực lượng kiểm lâm, khi còn ở độ tuổi 20, trong một cuộc đấu giá, Diệp đã mua được một khối tài sản bằng dầu hỏa từ một doanh nhân đã trốn khỏi quê hương Phúc Kiến của Diệp(?). Diệp nhấn mạnh rằng, chính các doanh nhân Hồng Kông và Phúc Kiến đã trả cho anh ta bằng tiền mặt trong vụ mua bán này.

Việc vì sao các doanh nhân dày dạn kinh nghiệm thương trường lại ủy thác cho một thanh niên vừa qua tuổi đôi mươi một nhiệm vụ quan trọng đến như vậy là một điều vô cùng khó hiểu. Trong khi đó, các nhà báo Trung Quốc đã đến tận nhà của bố mẹ Diệp, lại khẳng định gia đình này chỉ là những ngư dân bình dị, có cuộc sống hết sức khiêm tốn. Thế nhưng, Diệp cùng công ty và tổ chức phi chính phủ của anh ta, đã có những bước đi ngoạn mục, tiếp cận những nhân vật cao cấp của các quốc gia, cũng như các tổ chức quốc tế đầy quyền lực, khiến những người quan tâm đến vấn đề này đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác.

(Còn tiếp)

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/thang-tram-cua-ty-phu-mot-vanh-dai-mot-con-duong-3970270-b.html