Thành phố cổ bị động đất đánh chìm xuống biển 12.000 năm trước

Cho đến ngày nay, chưa ai dám khẳng định chính xác về nguồn gốc cũng như sự hình thành của những phế tích dưới lòng biển Yonaguni, Nhật Bản. Không có bằng chứng nào cho thấy những cư dân của nền văn hóa Nhật Bản cổ đại có thể xây dựng được chúng.

Nói cách khác, ai đó thuộc về những thời kỳ tiền sử xa xôi đã xây dựng nó, trước khi một biến cố địa chất làm cho cả một mảng khối lục địa to lớn chìm xuống đáy đại dương, kéo theo cả công trình dang dở vĩ đại này.

Không ít người đã từng nghe nói đến nền văn hóa Atlantis bị thiên tai vùi sâu dưới biển, những công trình tráng lệ ở Peru, kim tự tháp Ai Cập hay quần thể huyền bí trên đảo Phục sinh ở Chile... Nguồn gốc và tuổi thọ của những nơi này đã làm hao tốn công sức nghiên cứu của nhiều nhóm khoa học trên thế giới.

Mới đây, thêm một phế tích Yonaguni, quần thể kiến trúc dưới nước bao gồm các bậc thang đá và kim tự tháp, được phát hiện ở ngoài khơi vùng biển Yonaguni, đảo Ryukyu, Nhật Bản. Một số ý kiến cho rằng những tàn tích phát hiện xung quanh hòn đảo trước kia là một thành phố cổ đại.

Yonaguni nằm cách bờ biển phía đông Đài Loan 125km và ở tận cùng của chuỗi quần đảo Ryukyu, nằm giữa biển Đông Trung Quốc và Thái Bình Dương. Ngày nay, hòn đảo nằm ở cực đông ở phía tây tỉnh Okinaw, Nhật Bản. Vùng biển Yonaguni nổi tiếng với số lượng cá mập đầu búa sinh sống và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Cũng chính vì vậy những tàn tích này được khám phá.

Thành phố dưới đáy biển

Ở phía nam của đảo Yonaguni trong quần đảo Ryukyu, khoảng nửa thế kỷ trước, các thợ lặn đã tìm thấy những tàn tích của các công trình xây dựng nhân tạo ngay trong đại dương. Khu vực bao gồm một cấu trúc hình vuông được phủ bởi san hô, một bậc thềm khổng lồ, cầu thang, những con phố và một tòa nhà hình vòm…Quần thể kiến trúc này bao phủ khoảng 200m từ Tây sang Đông, và khoảng 140m từ Bắc tới Nam. Điểm cao nhất của nó vào khoảng 26m.

Vào năm 1986, ông Kihachiro Aratake, một thợ lặn người Nhật trong khi đang làm việc dưới vùng biển gần hòn đảo Yonaguni Jima phía Nam Nhật Bản, đã tình cờ phát hiện một kiến trúc đá cổ đồ sộ. Điều đặc biệt là nó có dạng bậc thang của các kim tự tháp với những góc cạnh tinh tế. Khu đá dài đến 100m và có những đường hầm sâu hơn 2m.

Ngay sau khám phá này, Đại học Ryukyu đã thành lập một “Đội thăm dò khảo cổ dưới đáy biển” (UAET), và bắt tay vào một dự án nghiên cứu dài 8 năm. Dưới biển phía đông nam hòn đảo Shihuan và trong những vùng lân cận, nhiều di tích được phát hiện, gồm một công trình làm bằng đá, một cấu trúc giống như hang được bao quanh bởi những chiếc cột, một bức tượng đầu người, một cấu trúc vòm và những bức tượng hình rùa.

Khám phá đáng ngạc nhiên nhất là “Chữ tượng hình”, được khắc vào một bức tường đá của nền văn minh cổ đại, được cho là một nền văn hóa nhân loại rất tiến bộ.

Tàn tích được phát hiện dưới lòng Yonaguni, Nhật Bản

Masaaki Kimura, một nhà địa chất biển tại Đại học Ryukyus đã dành hơn 15 năm lặn xuống khu vực này để đo đạc và tìm hiểu sự hình thành của nó. Bắt đầu từ năm 1996, ông đã tiến hành khảo sát khu vực này. Sau nhiều lần lặn, ông Kimura tìm thấy bức tượng đầu người, những dấu vết mài xẻ trên đá, các chữ tượng hình khắc trên những phiến đá và các mẩu đá được mài đẽo hình các loài động vật…

Cuối cùng, ông đi tới kết luận rằng, đây là dấu tích của một nền văn minh cao cấp cổ xưa, là một thành phố cổ bị động đất đánh chìm khoảng 12.000 năm trước. “Cấu trúc lớn nhất trông giống như một kim tự tháp bậc thang, làm bằng đá nguyên khối, nhô lên ở độ sâu 25 mét”, ông Kimura giải thích.

Tuy nhiên giải thích của ông Kimura cũng bị phản bác. Theo ông Robert Schoch, giáo sư về khoa học và toán học tại Đại học Boston, người từng lặn xuống khu vực này cho rằng, “Các cấu trúc ở đây được tạo ra từ khối đá cứng nguyên vẹn, không phải do các khối đá riêng biệt xếp chồng lên nhau. Sóng và thủy triều làm xói mòn đá cát, khiến nó có hình dạng giống bậc thang”.

Công trình dang dở bí ẩn

Năm 1990, các thợ lặn tiếp tục khám phá ra một kim tự tháp khổng lồ được xây dựng từ các phiến đá hình chữ nhật và có 5 lớp, rộng 183m và cao 27,43m. Tàn tích này được cho là hình thành vào cuối Kỷ Băng hà, cách đây khoảng 10 ngàn năm, khi khu vực này còn trồi lên trên mặt biển. Điều này có nghĩa này tàn tích này xuất hiện trước những di tích như Kim tự tháp Ai Cập hay bãi đá cổ Stonehenge có niên đại khoảng 5 ngàn năm.

Một số công trình nhỏ xây dựng gần đó tương tự như kim tự tháp cũng được khám phá. Những kim tự tháp nhỏ này bao gồm các lớp đá, có chiều rộng khoảng 10m và chiều cao khoảng 2m.

Các thợ lặn còn phát hiện ra một con đường chạy xung quanh công trình chính. Từ đó tìm thấy những con đường dài, những đại lộ lớn, những cấu trúc cầu thang lớn, cổng tò vò, các khối đá khổng lồ được đẽo gọt chính xác và tỉ mỉ, tất cả hài hòa trong một chỉnh thể kiến trúc đồng nhất.

Chúng rõ ràng là phần còn lại tương đối nguyên vẹn của một thành phố cổ đại. Các nhà khoa học chưa thể lý giải cách thành phố này hình thành dưới đáy Thái Bình Dương. Nhiều người cho rằng các kim tự tháp là sản phẩm của người ngoài hành tinh.

Đoàn thám hiểm Team Atlantis sau đó đã lặn xuống quay bộ phim tài liệu về công trình này khẳng định đây là một công trình nhân tạo. Không có bằng chứng nào cho thấy những cư dân của nền văn hóa Nhật Bản cổ đại có thể xây dựng được chúng. Nói cách khác, những ai đó thuộc về những thời kỳ tiền sử xa xôi đã xây dựng nó, trước khi một biến cố địa chất nào đó đã làm cho cả một mảng khối lục địa to lớn chìm xuống, kéo theo cả công trình dang dở vĩ đại này.

Các giám định niên đại cho thấy cấu trúc này có thể ra đời vào khoảng 8.000 đến 10.000 năm trước công nguyên. Đến nay, sau 25 năm khám phá ra công trình này, vẫn chưa nghiên cứu ra được nền văn minh nào là những người đã xây dựng nó.

Những nhà địa chất học của Trường Đại học Ryukyu tham gia vào nghiên cứu này đã kết luận đây là một công trình nhân tạo, không phải hình thành từ tự nhiên. Các thợ lặn thuộc khoa địa chất học thuộc trường Đại học Boston Hoa Kỳ nhận thấy rằng các cầu thang khổng lồ đã được xây dựng từ một loạt các lớp đá cao 1m, giống như bậc thang kim tự tháp. Trong khi đó, các nhà khảo cổ học tại Trường Đại học London cũng tin rằng, người xây dựng nên công trình này có trình độ còn vượt trên các nền văn minh Lưỡng Hà và sông Ấn.

Vào năm 1995, một phiến đá đồ sộ nằm dưới đáy biển được bao bọc xung quanh bởi một lớp san hô, được một thợ lặn thể thao vượt quá giới hạn cho phép ra khỏi bờ biển Okinawa phát hiện.

Phiến đá có kích thước khổng lổ 100x50x25 được đặt thẳng vuông góc. Tuổi thọ của phiến đá ước tính khoảng 8 ngàn năm. Một điểm thú vị trên phiến đá là kỹ thuật chạm khác tinh tế và mái vòm của quần thể đá được xếp khít một cách vừa vặ. Điều này khiến các nhà khoa học liên tưởng tới phong cách kiến trúc của nền văn minh Inca.

Nhiều di tích khác cũng đã được phát hiện, gồm một công trình làm bằng đá, một cấu trúc giống như hang động được bao quanh bởi những chiếc cột, một bức tượng đầu người, một cấu trúc vòm, và những bức tượng hình rùa. Những đường nét trên bức tượng mặt người vẫn còn rất rõ ràng, rất giống với những đầu người bằng đá khác ở Peru.

Sau đó, ở gần bức tượng đầu người khổng lồ, các nhóm chữ tượng hình đã được tìm thấy. Điều này chỉ ra rằng những người xây dựng các tàn tích dưới đáy biển này thuộc về một nền văn minh rất tiến bộ. Thêm vào đó, xung quanh khu vực kiến trúc này không có dấu tích của đá vôi, nghĩa là trước đây công trình này nằm cao hơn mặt nước biển. Mặt trên của kiến trúc có một khối đá lớn tương tự như Đá Mặt Trời ở Nam Mỹ, khiến các nhà khoa học không thể không nghĩ rằng đây có lẽ là một công trình thiên văn.

Theo phapluatplus.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/thanh-pho-co-bi-dong-dat-danh-chim-xuong-bien-12-000-nam-truoc/20181106103753351