Thanh toán di dộng thể hiện sự ưu việt trong giai đoạn dịch bệnh

Từ đầu năm nay các ngân hàng đưa ra khoảng 1.000 tỷ đồng hỗ trợ tiền phí dịch vụ thanh toán và ưu đãi dưới dạng hoàn tiền nhằm tận dụng đà chuyển biến tích cực thói quen thanh toán từ dịch Covid-19.

Ngoài ra, việc hợp nhất, đơn giản hóa, các nền tảng cũng buộc phải đẩy nhanh tiến độ để giữ chân người dùng trên đà chuyển biến tích cực hiện nay. Hiện cũng có 34 tổ chức không phải là ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Cách làm của các đơn vị này khá đa dạng như: Kết hợp thanh toán với hệ sinh thái công nghệ, từ gọi xe, giao đồ ăn hoặc giao hàng không tồn tại tiền mặt. Tiện ích xoay quanh chiếc điện thoại là một định hướng công nghệ buộc các ngân hàng và tổ chức thanh toán cũng phải liên tục thay đổi.

Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục xây dựng, bổ sung hành lang pháp lý cho thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ. Nhận định về vấn đề này, Ths. Lê Phương Lan công tác tại Viện Chiến lược ngân hàng, cho biết thị trường thanh toán di động rất nhiều tiềm năng. Bởi trong tương lai, thị trường thanh toán di động sẽ chứng kiến những dịch vụ và giải pháp bị phân mảng.

Thanh toán di động đang có những dấu hiệu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Ảnh tư liệu

Chỉ nửa đầu năm 2020, cuộc khủng hoảng chưa từng có do Covid-19 gây ra đã làm ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống kinh tế xã hội. Lo sợ về nguy cơ lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, nhiều người đã lựa chọn thanh toán online thay vì tiền mặt để tránh những tiếp xúc thông thường. Thị trường ví điện tử, mua sắm trực tuyến vì thế bỗng dưng có cơ hội “tự nhiên” để bùng nổ. Nhu cầu hạn chế tiếp xúc nơi đông người khiến thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi rõ nét, đồng thời tạo cú hích cho các kênh thanh toán trực tuyến, đặc biệt qua ĐTDĐ. Trong dịch bệnh, khách đến trực tiếp cửa hàng mua sắm sụt giảm. Tuy nhiên, tại một số cửa hàng khoảng 10 người mua thì 3 - 4 người chọn quét mã thanh toán hoặc chuyển khoản. Khách trả tiền mặt giảm 1/3 từ đầu dịch đến nay.

Theo bà đại diện Ngân hàng Quốc tế (VIB), chiến lược phát triển Ngân hàng số lúc này cần tập trung tối ưu trải nghiệm người dùng, theo hướng nhanh, tinh gọn và đơn giản. Đây cũng là định hướng của nhà băng này khi công bố ứng dụng MyVIB phiên bản mới với nhiều thay đổi giúp nâng cao trải nghiệm người dùng. Theo đó, người dùng có thể tùy biến giao diện hiển thị sao cho thuận tiện nhất khi sử dụng. Ngân hàng cũng mở rộng hơn 100 dịch vụ thanh toán đáp ứng gần như mọi nhu cầu giao dịch hàng ngày của người dùng. Ngân hàng này cũng là một trong số ít các đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ Machine Learning và AI để thực hiện định danh điện tử (e-KYC) đối với khách hàng đã có tài khoản tại VIB đăng ký sử dụng MyVIB chỉ dưới một phút và hoàn toàn trực tuyến.

Đây là một trong những bước tiến của VIB trên hành trình chuyển đổi số, tiến sát đến mục tiêu số hóa toàn diện trải nghiệm dịch vụ tài chính - ngân hàng. Các chuyên gia nhận định, xu hướng ưa chuộng thương mại điện tử, thanh toán di động sẽ tiếp tục trong tương lai kể cả khi dịch Covid-19 qua đi. Bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là cách mạng công nghệ số đã và đang tác động tới mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán. Những năm gần đây, làn sóng thanh toán di động cùng với xu hướng “không tiền mặt” đang thực sự bùng nổ tại Việt Nam.

Nguyễn Đăng

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/thanh-toan-di-dong-the-hien-su-uu-viet-trong-giai-doan-dich-benh-209638.html