Tháp Rùa ở Hà Nội được xây vào năm nào?

Hà Nội nghìn năm văn hiến lưu giữ những thông tin lịch sử thú vị. Liệu bạn có thể trả lời đúng bao nhiêu câu hỏi dưới đây?

1. Đền Ngọc Sơn nổi tiếng nằm giữa hồ Hoàn Kiếm thờ ai?

Lê Lai.
Lê Lợi.
Nguyễn Siêu.
Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo).

Tọa lạc trên Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn hiện nay được xây dựng từ thế kỷ 19 và ban đầu có tên là chùa Ngọc Sơn. Tuy nhiên, vì chỉ thờ thần Văn Xương Đế Quân (ngôi sao quản lý văn chương khoa cử) và Trần Hưng Đạo (vị anh hùng có công phá quân Nguyên vào thế kỷ 13) nên công trình đổi tên thành đền Ngọc Sơn. Ảnh: Zing.vn.

2. Ngày trước, Hà Nội có một con đường gọi là "Cố Ngự". Ngày nay, con đường này có tên là gì?

Đinh Tiên Hoàng.
Tràng Tiền.
Thanh Niên.
Phan Đình Phùng.

Đường Thanh Niên trước đây vốn tên là Cố Ngự. Thời Pháp thuộc, những người vẽ bản đồ và kẻ biển tên phố quen viết chữ Việt không dấu. Lâu dần, người dân đọc chệch thành đường Cổ Ngư. Thời Khoảng đầu những năm 1960, đường Cổ Ngư được mở rộng. Bác Hồ trực tiếp đặt lại tên cho con đường thành đường Thanh Niên. Ảnh: Zing.vn.

3. Trước kia, phố Bà Triệu (Hà Nội) từng mang tên gì?

Phố Hàng Áo.
Phố Hàng Giò.
Phố Hàng Sơn.
Phố Hàng Thùng.

Theo Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long, trước kia, phố Bà Triệu từng mang tên phố Hàng Giò (đoạn phía bắc gần Hàng Khay). Vào thời Pháp thuộc, phố Bà Triệu là hai con phố Boulevard Gia Long và Rue Lê Lợi. Ảnh: @ykhanpvn.hanoi.vietnam.

4. Tên nào sau đây không phải là tên cũ của Hà Nội?

Long Đỗ.
Đông Đô.
Tống Bình.
Đông Thành.

Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ. Từ năm 454 đến năm 767, Hà Nội mang tên Tống Bình. Từ năm 1397 đến năm 1407, Hồ Quý Ly đặt tên cho vùng đất này là Đông Đô. Qua các thời kỳ, thủ đô mang nhiều cái tên khác nhau. Đến thời nhà Nguyễn, vua Minh Mạng đổi tên Thăng Long thành Hà Nội vào năm 1831. Ảnh: Zing.vn.

5. Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) xuất hiện trong thời kỳ nào?

Thời kỳ tiền Thăng Long.
Thời kỳ nhà Tiền Lê.
Thời kỳ nhà Đinh (Đinh Tiên Hoàng).
Thời kỳ nhà Lý (Lý Công Uẩn).

Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (thế kỷ 7), qua đời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Ảnh: Zing.vn.

6. Tháp Rùa được xây vào năm nào?

Năm 1430 (Thời kỳ vua Lê Thái Tổ, Lê Lợi).
Năm 1461 (Thời kỳ vua Lê Thánh Tông, Lê Tư Thành).
Năm 1570 (Thời kỳ chúa Trịnh, Trịnh Tùng).
Năm 1886 (Thời kỳ Pháp chiếm đóng Hà Nội).

Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội vào năm 1883, Nguyễn Ngọc Kim, giữ chức dịch làng Tự Tháp, được chính quyền mới tín nhiệm nên trở thành bá hộ. Năm 1886, thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy, ông xuất tiền xây tháp với ý định chôn hài cốt của cha. Việc không thành nhưng ngọn tháp 3 tầng vẫn được hoàn tất. Ảnh: Zing.vn.

7. Trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Viễn chinh Pháp đã đặt mìn để phá chùa Một Cột. Chùa Một Cột hiện nay được phục dựng vào năm nào?

Năm 1946.
Năm 1955.
Năm 1969.
Năm 1975.

Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột, xây dựng lại chùa theo kiến trúc cũ. Chùa Một Cột chúng ta thấy ngày nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm. Ảnh: Khoi Tran Duc.

Kim Ngân

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/thap-rua-o-ha-noi-duoc-xay-vao-nam-nao-post875807.html