Thấy máy bay của địch bốc khói, phi công người Đức lập tức bám theo và làm 1 việc không ai ngờ

Đọc hết câu chuyện trên người ta mới bùi ngùi nhận ra rằng: Hóa ra trong bất cứ tình huống nào , con người chúng ta cũng cũng có thể sống lương thiện, chỉ là chúng ta có muốn làm điều đó hay không thôi.

Câu chuyện hy hữu nhưng có thật này xảy ra trong thế chiến thứ hai. Khi mà người ta đang cố gắng hết sức tiêu diệt kẻ thù vì đó là trận đấu sinh tử 1 mất 1 còn thì lại có những con người vì nhau như thế.

Vào ngày 20/12/1943, một phi công lái máy bay ném bom của Mỹ có tên Charlie Brown đang cùng 7 chiến hữu chuẩn bị ném bom một xưởng dược của Đức.

Thế nhưng chiếc máy bay ném bom B17 do họ lái chưa kịp bay đến địa điểm cần đến thì đã bị pháo cao xạ của Đức tấn công trúng phần đầu, kính buồng lái vỡ tan. 2 động cơ số 2 và số 3 thì bị hỏng hoàn toàn không sửa được.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thậm chí 1 thành viên tổ bay thiệt mạng và 6 người còn lại bị thương, chỉ còn Brown nỗ lực điều khiển máy bay tháo chạy.

Đúng lúc Brown cảm thấy bế tắc nhất, anh bỗng phát hiện bên ngoài khoang lái, một chiếc máy bay của Đức đang bay lại gần máy bay của mình. Thế nhưng, viên phi công người Đức không tấn công mà dùng ngôn ngữ cơ thể ra hiệu cho họ hạ cánh.

Những người bạn của anh định dơ súng ra bắn nhưng Brown đã kịp thời cản lại.

Không hiểu chuyện gì đang xảy ra?

Thì ra vào thời điểm máy bay Mỹ gặp nạn, viên phi công Franz Stigler đang vừa tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109 G-6 của mình. Vừa hút thuốc vừa ngước nhìn lên bầu trời quan sát động tĩnh trên không thì phát hiện ra máy bay ném bom của Mỹ đang bốc khói.

Franz Stigler quyết định sẽ hướng dẫn cho chiếc máy bay Mỹ hạ cánh tại sân bay của Đức và chấp nhận đầu hàng.

Brown và các chiến hữu của anh nhận ra ý của đối phương, tuy nhiên họ quyết định giữ tự tôn nghiêm đến cùng chứ không chấp nhận đầu hàng.

Franz Stigle lại nghĩ ra một cách khác, đó là sẽ hướng dẫn họ bay đến khu vực biên giới nước trung lập là Thụy Sĩ. Đáng tiếc là Brown đã không hiểu được ý đồ của Franz Stigler, vẫn cứ tiếp tục bay.

Đột nhiên, Franz Stigler phát hiện ra một tình huống không hay: Ở dưới mặt đất, vài cỗ pháo cao xạ đã phát hiện ra chiếc B17 của Mỹ và họ đang chuẩn bị khai hỏa...

Trong giây phút sinh tử ấy,Franz Stigler đã có một hành động không tưởng: Anh lái chiến đấu cơ của mình bay đến bên cạnh chiếc B17, dùng thân máy bay của mình ngăn pháo, không cho lính Đức bên dưới hạ gục kẻ địch đang gặp nạn.

Cuối cùng, lính Mỹ bay được ra đến bờ biển và giúp họ hạ cánh, xong việc, anh mới lái máy bay rời đi.

Cho đến năm 1990, trong một chương trình truyền hình, Brown kinh ngạc phát hiện phi công người Đức từng giúp đỡ mình vẫn còn sống và người đó sống ở Vancouver cách ông không xa.

Ngay lập tức, Brown bay sang Canada tìm gặp Franz Stigler và trở thành hai người bạn thân thiết kể từ đó, cho đến khi cả hai cùng qua đời vào năm 2008.

Cuộc sống vẫn luôn như thế, vẫn tồn tại những điều tốt đẹp, và con người vẫn có thể làm việc tốt mọi lúc mọi nơi, chỉ cần trong tâm chúng ta muốn.

Và trong cuộc sống này, dù thế nào cũng hãy tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước, hãy nhớ rằng:

Không nên phiền muộn, không nên chán nản,

Càng không nên chỉ nhìn vào khoảng thời gian tồi tệ này.

Hãy biết nhìn xa trông rộng, để mở mang tầm mắt

Không nên ân hận, càng không nên oán trời trách người,

Luôn lạc quan, cố gắng, tin rằng ông trời sẽ không tuyệt đường của người tốt.

Theo Minh Ngọc/Khỏe & Đẹp

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/thay-may-bay-cua-dich-boc-khoi-phi-cong-nguoi-duc-lap-tuc-bam-theo-va-lam-1-viec-khong-ai-ngo/20200310084148994