Thế giới 23/3: Truy tố một phụ nữ chủ mưu sát hại luật sư gốc Việt

Bí quyết giúp Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc hàng đầu thế giới; Úc truy tố một phụ nữ chủ mưu sát hại luật sư gốc Việt;...là những tin tức thế giới đáng chú ý trong ngày.

Bí quyết giúp Đan Mạch trở thành quốc gia hạnh phúc hàng đầu thế giới

Cư dân tích cực

Trong năm 2018, Đan Mạch xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới, đứng sau Phần Lan và Na Uy. Ảnh: Reuters.

Khi nghiên cứu về cách đo lượng sự hạnh phúc, các nhà khoa học đã sử dụng các chỉ số khách quan (dữ liệu tội phạm, thu nhập, sức khỏe, sự tham gia xã hội) và các phương pháp chủ quan như phỏng vấn các cá nhân về tần suất xuất hiện của các cảm xúc tích cực và tiêu cực.

Khi nghiên cứu về Đan Mạch, kết quả đã chỉ rằng người dân nước này thường luôn có cảm giác tích cực. Lý do là người Đan Mạch có một chính phủ ổn định, tỷ lệ tham nhũng thấp và được tiếp cận với dịch vụ giáo dục và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. Vì vậy, cho dù phải chịu thuế suất cao nhất thế giới, phần lớn dân số Đan Mạch đều vui vẻ đóng thuế bởi họ tin rằng, thuế cao sẽ giúp tạo nên một xã hội tốt hơn.

Tuy nhiên, theo CNA, điều quan trọng nhất trong việc tạo nên tinh thần tích cực của người dân Đan Mạch là sự trân trọng cấu trúc văn hóa “hygge” (ấm cúng).

Tương tác xã hội “chất lượng cao”

Mọi sự kiện xã hội ở Đan Mạch thường được lên kế hoạch sao cho tạo cảm giác “ấm cúng” nhất với những người tham gia

Được Oxford thêm vào từ điển vào tháng 6.2017, “hygge” ám chỉ việc tương tác xã hội “chất lượng cao” - nghĩa là tạo ra các không gian an toàn, cân bằng, hài hòa cho cá nhân hoặc cho gia đình, cho nhóm nhiều người,…

Được biết, mọi sự kiện xã hội ở Đan Mạch thường được lên kế hoạch sao cho tạo cảm giác “ấm cúng” nhất với những người tham gia. Do đó, những người Đan Mạch có thường có thái độ rất thân thiện với người khác, dẫn tới một cuộc sống hạnh phúc và luôn giữ được cảm giác tích cực.

Ngoài ra, yếu tố “hygge” còn giúp giảm đi căng thẳng, tạo ra không gian nuôi dưỡng các tình bạn chân thành. Đồng thời, sự “ấm cúng” trong cuộc sống còn làm vững thêm niềm tin giữa mọi người với nhau, dọn đường để khuyến khích “chủ nghĩa quân bình”. Có thể nói, “hygge” đã hòa nhập hoàn toàn vào tâm lý văn hóa của người Đan Mạch, tạo nên thứ hạng trên bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới ngày nay.

Không chỉ ở Đan Mạch, bí quyết này đã trở thành một hiện tượng quốc tế. Được biết, “ông lớn bán lẻ” Amazon đang bán hơn 900 loại sách báo về “hygge” còn trên mạng xã hội chia sẻ ảnh Instagram, có hơn 3 triệu vào biết gắn liên với từ khóa #Hygge. Bắt đầu từ tháng 10.2016, công cụ Xu hướng của Google cũng đã ghi nhận số lượng tìm kiếm tăng đột biến với các chủ đề, nội dung liên quan tới “hygge”.

Chính từ sự phát triển này, yếu tố “hygge” không còn là một thứ chỉ của riêng Đan Mạch nữa: người Na Uy có “koselig”, Thụy Điển là “mysig”, Hà Lan là “gezenlligheid” và cuối cùng là người Đức với “gemütlichkeit” – tất cả đều ám chỉ việc tương tác xã hội “chất lượng cạo”.

Theo CNA phân tích, một quốc gia cần có yếu tố “ấm cúng” để duy trì, nâng cao được hanh phúc. Đó là lý do tại sao ở Mỹ - một nước đặt giá trị cá nhân lên hàng đầu và có kinh tế phát triển, tỷ lệ thấp nghiệp giảm thấp, mức độ hạnh phúc của người dân lại cứ giảm dần (năm nay, nước Mỹ đứng thứ 18, tụt mất 4 hạng trên bảng xếp hạng hạnh phúc thế giới). Nguyên nhân sâu xa là do người Mỹ không còn đặt lòng tin vào chính phủ và giới truyền thông. Ngoài ra, bất bỉnh đẳng thu nhập vẫn tiếp tục là một vấn đề nhức nhối tại xứ cờ hoa, tạo nên chia sẽ giữa các tầng lớp lao động, dẫn tới việc khó tạo dựng lòng tin giữa mọi người với nhau.

Úc truy tố một phụ nữ chủ mưu sát hại luật sư gốc Việt

Trang News.com.au ngày 22-3 cho biết ông HO Le Dinh, 65 tuổi, bị bắn 3 lần từ phía sau, bên ngoài quán cafe Happy Cup, khu Bankstown, ngoại ô TP Sydney – Úc vào ngày 23-1.

Ngày 21-3, bị cáo Analosa Ah Keni, 35 tuổi – một phụ nữ mang thai – đã có mặt tại tòa án sau khi bị cáo buộc tội giết người hồi đầu tháng này.

Bà Ah Keni bị cảnh sát bắt trên đường cao tốc Hume thuộc thị trấn Marulan vào ngày 8-3 và bị áp giải tới đồn cảnh sát Goulburn.

Luật sư Ho Le Dinh (trái). Ảnh: News.com.au

Theo kênh 9 News, vào ngày xảy ra vụ việc, bà Ah Keni theo dõi ông Dinh và lái xe ngang qua quán cafe ông Dinh ngồi chưa đầy 1 giờ trước khi nạn nhân bị giết.

Bà Ah Keni cũng bị cáo buộc đưa một chai nước cùng một chiếc áo khoác màu xanh lá cây cho tay sát thủ trước khi hắn nổ súng. Sau đó, bà Ah Keni đón tay sát thủ bằng một chiếc xe tải. Đây được xem là những đầu mối quan trọng trong cuộc điều tra dẫn tới việc bà Ah Keni bị bắt. Tuy nhiên, cảnh sát chưa thu hồi được khẩu súng tang vật của vụ án.

Người phụ nữ này đang mang thai 4 tháng và hiện được chăm sóc y tế trong nhà tù, không được bảo lãnh và sẽ phải trình diện tại tòa án vào tuần tới.

Cảnh sát Úc cũng đã bắt giữ tay súng bắn chết ông Dinh, Arthur Kelekolio, 38 tuổi, tại sân bay quốc tế Sydney khoảng 3 tuần trước khi bắt giữ bà Ah Keni. Lúc đó, ông Kelekolio định bắt máy bay tới Bali.

Luật sư của Kelekolio là ông Adam Houda, không xin bảo lãnh cho thân chủ mình do thẩm phán Les Mabbutt từ chối. Vấn đề này sẽ được cân nhắc sau ngày 11-4.

Được biết luật sư gốc Việt Ho Le Dinh là một trong những luật sư đại diện cho Philip Nguyen, người đàn ông bị bắt giam về cáo buộc giết chết quan chức cảnh sát Sydney Bill Crews, vào năm 2010.

Đức sẽ giúp gia đình nữ sinh Việt tử vong lo hậu sự theo nguyện vọng

Các cơ quan chức năng ở Dortmund, Đức cho biết sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để gia đình nữ sinh Trần Thị Thu Hà có thể giải quyết việc hậu sự theo nguyện vọng cũng như phong tục tập quán của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong họp báo chiều nay.

Cảnh sát địa phương xác định Thu Hà tử vong do ngã từ trên cao vào ngày 11/3. Nhà chức trách đang tiếp tục điều tra để làm rõ nguyên nhân sinh viên này thiệt mạng.

Nữ sinh Trần Thị Thu Hà. Ảnh: Facebook.

Hà sinh năm 1997, là sinh viên trường Haaga-Helia University of Applied Sciences, Phần Lan. Ngày 7/3, cô bay từ Phần Lan sang Đức theo diện trao đổi sinh viên tại trường ISM International School of Management Dortmund. Gia đình ở Việt Nam mất liên lạc với Hà đến ngày 15/3, sau đó nhận được tin Hà đã mất.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao, đại diện trường Haaga-Helia University of Applied Sciences của Phần Lan đã liên hệ với gia đình Hà, cho biết sẽ hỗ trợ việc hậu sự. Hội người Việt ở Phần Lan cũng tổ chức quyên góp và gửi trực tiếp đến gia đình nữ sinh. Hãng hàng không Việt Nam Airlines cũng sẽ hỗ trợ vé máy bay cho người thân của Hà.

Bà Hằng cho biết Nhà nước, chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ gia đình Hà về mặt thủ tục theo quy định. Trường hợp gia đình có khó khăn về tài chính, các cơ quan hữu quan sẽ phối hợp với các tổ chức, hội đoàn sở tại quyên góp hỗ trợ.

"Chúng tôi đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại ở Đức và Việt Nam để hỗ trợ gia đình chị Hà hoàn tất các thủ tục hậu sự", bà Hằng nói.

Về hai công dân Việt Nam tử vong trong quá trình nhập cảnh trái phép vào Đài Loan hôm 19/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đang phối hợp với các cơ quan chức năng Đài Loan để giúp gia đình các nạn nhân có thể sớm hoàn tất các thủ tục hậu sự. Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam cũng đang hỗ trợ thủ tục xuất nhập cảnh cho người nhà nạn nhân.

Cảnh sát biển Đài Loan tuần trước phát hiện hai người Việt, gồm một nam và một nữ, tử vong trên bờ biển giữa huyện Bình Đông và Đài Đông.

Những người sống sót được tìm thấy khai rằng có 6-8 người vượt biển sang Đài Loan với hy vọng tìm được việc làm. Kẻ buôn người đã yêu cầu họ chuyển từ tàu lớn sang xuồng cứu sinh nhỏ và tự tìm đường vào đảo khi cách bờ biển khoảng 2-3 hải lý vào lúc 4h sáng. Xuồng không may bị lật do sóng to khiến hai người Việt bị đuối nước và tử vong. Nhà chức trách Đài Loan đang điều tra để xác định con tàu tổ chức hoạt động buôn người trên.

Ngọc Phượng (Tổng hợp)

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/tin-tuc/the-gioi-233-truy-to-mot-phu-nu-chu-muu-sat-hai-luat-su-goc-viet-406422/