Thế giới có thể nóng thêm 2.9 độ C vào cuối thế kỷ này

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo Khoảng cách phát thải hằng năm. Trong đó cảnh báo các cam kết cắt giảm khí thải nhà kính đang khiến nhiệt độ Trái đất có thể tăng lên tới mức thảm khốc 2,9 độ C trong thế kỷ này.

Trái đất đang ngày một nóng lên

Báo cáo được công bố ngay trước thềm hội nghị COP 28 vào cuối tháng này ở Dubai. Báo cáo đã đánh giá một cách nghiêm túc và tổng quan về thế giới khi chưa thể kiểm soát được sự nóng lên toàn cầu.

UNEP cho biết, năm nay được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử loài người, cùng với đó là gia tăng các mối lo cũng như quy mô, tốc độ của các kỷ lục khí hậu bị phá vỡ. UNEP cũng cảnh báo trái đất đang nóng lên một cách nhanh chóng, nếu cứ tiếp tục đà này có thể lên từ 2,5C đến 2,9C trong giai đoạn từ nay đến năm 2100. Nếu chỉ dựa trên các chính sách hiện hành và nỗ lực cắt giảm khí thải, hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ tăng thêm tới 3 độ C.

Trái đất nóng lên khiến cho băng tan nhanh hơn.

Không những thế lượng khí nhà kính kỷ lục vào khí quyển đã tăng 1,2% từ năm 2021 đến năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch và quy trình công nghiệp. Trong đó Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới gọi tắt là G20 đang chiếm tới 80% lượng khí thải toàn cầu. Đây chính là nhóm đối tượng hàng đầu cần đi đầu trong việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính.

Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, các nước đã đồng ý giữ mức tăng của ở ngưỡng 1,5-2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Tuy nhiên đến nay nhiệt độ toàn cầu tăng thêm gần 1,2 độ C. Thực tế cho thấy nhiệt độ còn tăng trên ,5 độ C trong hơn 80 ngày trong năm nay. Đây là ngưỡng tăng được đo ở mức trung bình trong vài thập kỷ.

Đến năm 2030, lượng khí thải toàn cầu sẽ phải thấp hơn 28% so với mục tiêu của các chính sách hiện hành để duy trì mức tăng nhiệt độ dưới 2C và thấp hơn 42% đối với giới hạn đầy tham vọng hơn là 1,5C.

Hội nghị COP 28 và nhiều vấn đề cần quan tâm

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã lên tiếng kêu gọi COP28 tập trung vào các hành động về biến đổi khí hậu, cảnh báo việc chậm chân trong truyện ngăn Trái Đất đang ấm dần lên. Theo ông, để giải quyết được vấn đề này, các quốc gia cần có mục tiêu rõ ràng trong năm 2030 và 2035, mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5 độ C phải được bao trùm lên toàn bộ kinh tế. Đồng thời vạch ra lộ trình cụ thể cho việc chấm dứt nhiên liệu hóa thạch.

Một số chuyên gia nhận thấy thách thức đối với COP 28 là rất đáng kể, bởi đây là thời điểm thế giới cần nghiêm túc đánh giá lại quá trình thực hiện các nội dung của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Hội nghị COP28 còn được coi là hội nghị quan trọng nhất của Liên hợp quốc trong 8 năm vì các nhà lãnh đạo thế giới sẽ lần đầu tiên đánh giá những mục tiêu đề ra trong Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu.

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) chuẩn bị được diễn ra.

Ông Johan Rockstrom - Giám đốc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam - cho rằng COP28 là cơ hội cuối cùng đưa ra "những cam kết đáng tin cậy để bắt đầu cắt giảm lượng khí CO2 sinh ra từ quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch."

Chủ tịch COP 28 năm nay là Tổng Giám đốc IDDRI Treyer, ông Sultan Al-jaber. Ông cũng chính là Giám đốc điều hành của Tập đoàn dầu khí quốc gia Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất . Việc UAE đăng cai COP 28 còn chủ tịch là một CEO tập đoàn dầu khí đặt ra nhiều câu hỏi về việc “ Các ông lớn trong ngành dầu mỏ sẽ làm gì để coi mình là một phần của giải pháp khí hậu?”.

Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) được tổ chức tại Dubai từ ngày 30/11-12/12/2023.

TS.Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường từng nhận định, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo đó, biến đổi khí hậu cùng với nhiệt độ Trái Đất tăng cao đang diễn ra nhanh, trực tiếp tác động mạnh đến an ninh lương thực toàn cầu do nhiệt độ tăng, thay đổi lượng mưa, tần suất các hiện tượng cực đoan. Đồng thời làm gia tăng sức ép lên hệ thống đất đai, qua đó bùng phát nguy cơ cao về hoang mạc hóa, suy thoái đất. Những đợt sóng nhiệt, tăng cường, mưa bão, hạn hán, thiên tai, ngập lụt diễn ra ở phạm vi rộng hơn, đặc biệt là ở các thành phố ven biển, gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống con người và tiếp tục hủy hoại các hệ sinh thái.

Nhật Hạ

Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/the-gioi-co-the-nong-them-29-do-c-vao-cuoi-the-ky-nay-82852.html