Thế giới động vật: Cái kết của kẻ cà khịa rắn nâu vua Mulga kịch độc

Có vẻ không phải kết cục của kẻ cà khịa vua rắn nào cũng cay đắng!

Tại vùng đất vắng, thằn lằn lưỡi xanh nhởn nhơ dạo chơi và nó chợt nhìn thấy vị vua nâu đang "rảnh".

Và dĩ nhiên, một cái liếc xéo cũng đủ cho một trận chiến xảy ra!

Cũng như mọi lần, đối diện trước kẻ thù, rắn nâu vua Mulga chỉ cần 3s để hoàn thành sứ mệnh gìn giữ tự tôn của một vị vua.

Nhưng không, rắn nâu đã quay lại, ngạc nhiên vì thằn lằn lưỡi xanh vẫn không hề hấn gì sau cú ngoạm chết chóc in hình nụ cười tử thần trên lưng.

Bực dọc, vua rắn lại mổ những nhát mổ mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù cố gắng cắn và tiêm nọc độc vào đối thủ nhưng con rắn cũng không làm gì được con thằn lằn này.

Cuộc chiến trở nên buồn cười khi dáng vẻ lù dù của thằn lằn lưỡi xanh như muốn nói: "Chú tuổi gì, anh còn lâu mới chết".

Còn rắn nâu Mulga lẽo đẽo đi đằng sau như van nài: "Anh xin chú, chú gục một cái thôi cho anh coi".

"Anh xin chú, chú gục một cái thôi cho anh coi".

Rắn Mulga còn gọi là rắn nâu vua, là loài rắn độc sở hữu những đặc điểm đáng sợ nhất trong tự nhiên ở Úc.

Một con rắn Mulga trưởng thành có thể dài từ 2 đến 3 mét và nặng đến 6kg. Chúng có cái đầu lớn và má phình to. Màu sắc trên cơ thể chúng cũng thay đổi theo từng phạm vi sống, từ nâu nhạt đến nâu đen, đen.

Mặc dù không có nọc độc mạnh như rắn Taipan nội địa Úc (loài rắn trên cạn độc nhất hành tinh) nhưng Mulga lại sở hữu lượng nọc độc trong mỗi cú cắn nhiều hơn bất cứ loài rắn nào trên thế giới.

Trung bình, trong mỗi cú cắn của rắn Mulga, nó sẽ tiết ra khoảng 150mg nọc độc trong khi các loài rắn khác trung bình tiết từ 10 đến 40mg nọc độc có thể phá hủy các tế bào máu, gây độc cho cơ (ảnh hưởng đến cơ bắp) và cũng gây độc thần kinh (ảnh hưởng đến tế bào thần kinh).

Rắn Mulga lại khác biệt hoàn toàn với các loài rắn độc khác trên thế giới, chúng thường tấn công khi con người đang say ngủ. Các nhà khoa học lo ngại hơn là rất có thể loài rắn độc này bị “cuồng” thân nhiệt nóng từ cơ thể người ngủ say. Chúng đã “mất vị giác” với loài gặm nhấm và muốn thứ gì đó ngon hơn.

Tính khí của rắn Mulga cũng thay đổi theo khu vực sinh sống. Rắn Mulga miền Nam thường nhút nhát và chịu nằm yên một chỗ, trong khi Mulga miền Bắc dễ bị kích động khi bị làm phiền hoặc cảm thấy đe dọa. Khi đó, chúng sẽ rít lên thành tiếng lớn, nâng thân người lên cao như rắn hổ mang, đầu chuyển động linh hoạt và sẵn sàng tấn công kẻ thù.

Thằn lằn lưỡi xanh Tiliqua có vẻ là kẻ thù truyền kiếp của các loài rắn độc!

Thằn lằn lưỡi xanh hay còn có tên gọi là có nguồn gốc từ nước ÚC nó là giống thằn lằn có thân hình lớn trong họ nhà Scincidae. Tiliqua có một chiếc lưỡi màu xanh da trời đẹp và lạ và còn là biểu tượng của nước Úc.

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Macquarie, Australia, phát hiện ra mặt lưỡi sau của thằn lằn bóng lưỡi xanh phương Bắc phản chiếu tia tử ngoại với cường độ cao hơn mặt lưỡi trước. Phần lưỡi sau thường được giấu kín và chỉ lộ ra vào phút chót của cuộc tấn công. Việc này làm cho chim hoặc rắn, kẻ thù của thằn lằn lưỡi xanh, khiếp sợ bởi chúng có thể nhìn thấy tia tử ngoại.

Tiliqua sở hữu lớp da đặc biệt có khả năng phản độc, vậy nên chả trách sự nỗ lực của Mulga là vô nghĩa!

Minh Anh

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/the-gioi-dong-vat-cai-ket-cua-ke-ca-khia-ran-nau-vua-mulga-kich-doc-a466562.html