Thể thao thành tích cao và chuyện phía sau những tấm huy chương

Trong thể thao, sau mỗi cuộc chơi bao giờ cũng là những phần thưởng. Phút giây những tuyển thủ bước lên bục vinh quang nhận những tấm huy chương lấp lánh bao giờ cũng gợi cảm hứng khó quên đối với mọi người. Song có một điều ít người biết rằng để làm nên vinh quang ấy không chỉ có giọt mồ hôi của những tuyển thủ mà cả những hy sinh to lớn và lặng lẽ của rất nhiều người làm công tác huấn luyện.

Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh NinhBình hiện là nơi đào tạo trên 100 vận động viên. Với từng ấy các tuyển thủ thìsố lượng huấn luyện viên cũng có tới vài ba chục người. Sứ mệnh của những ngươìthầy này là đào tạo cho tỉnh những tuyển thể thao đỉnh cao đủ sức mang về nhữngtấm huy chương qua những giải đấu. Tuy nhiên dường như có những điều mọi ngươìít biết là trên bục vinh quang, xuất hiện trước truyền thông thường là nhữnghọc trò của họ, ít ai biết rằng để làm nên vinh quang ấy, để đến được với nhữnggiải thưởng học trò nỗ lực một, họ phải lo lắng mười. Trong sân đấu học tròcăng thẳng một, thì phía ngoài sân đấu, người thầy của họ cũng phải trải quanhững giờ phút cân não không kém.

Huấn luyện viêncờ vua Nguyễn thị Bích Diệp, người từng có thâm niên nhiều năm liền đưa các kỳthủ chinh chiến khắp các đấu trường chia sẻ: “Khi các tuyển thủ thi đấu, khôngphải chỉ các em căng thẳng đầu óc mà các huấn luyện viên cũng phải quan sát,vắt óc suy nghĩ các chiến thuật để làm sao sau mỗi nước đi, mỗi ván đấu có thểrút kinh nghiệm cho lần thi đấu sau. Nhiều khi xong mỗi giải đấu, cả thầy vàtrò mệt tới mức không ăn uống được gì. Tuy nhiên, khi đã chọn công tác huấnluyện thể thao thành tích cao, cần phải chấp nhận những thử thách ấy...”.

Với môn thể thaotrí tuệ đã vậy, các huấn luyện viên các môn đòi hỏi yếu tố thể lực lại có nhiêùmối lo lắng khác. Ông Phạm Bá Trường, huấn luyện cử tạ chia sẻ: “Đối với môn cửtạ, vấn đề chiến thuật cực kỳ quan trọng. Trước giải đấu, huấn luyện viên căncứ vào sức nâng của đô cử để tính toán xem nên đăng ký cho tuyển thủ thi đấu ởhạng cân nào? Hạng cân nào có khả năng giành huy chương nhất, hạng cân nào nêntránh vì đối thủ mạnh hơn. Sau đó là cả quá trình tập huấn cho các học trò làmsức chịu đựng khối lượng, quá trình điều chỉnh dinh dưỡng để tăng hay ép cân đôívới tuyển thủ. Do vậy trước mỗi giải đấu, huấn luyện viên bao giờ cũng cực kỳlo lắng, cẳng thẳng tâm lý. Huấn luyện viên có lo lắng quên ăn ngủ, nhưng vẫnphải giữ bình tĩnh để động viên các tuyển thủ tự tin thi đấu, giữ tâm lý vữngvàng khi vào sàn”.

Đối với môn quyềnanh, sự vất vả lại đến từ một góc độ khác. Huấn luyện môn Boxing Nguyễn ThanhTùng cho biết: Khi võ sỹ thượng đài thì cũng đồng nghĩa với việc hai huấn luyệnviên bắt đầu đấu trí với nhau. Trong khi hai võ sỹ so găng, thì thầy của họ vưàtheo dõi diễn tiến trận đấu, vừa quan sát lối đánh của đối thủ để tính toán vềmặt chiến thuật. Vào phút nghỉ giữa hai hiệp đấu, sẽ đưa những chỉ dẫn về mặtchiến thuật để học trò thực hiện trên võ đài. Chỉ một sự phân tích sai cũng cóthể khiến võ sỹ bị mất ưu thế hoặc thua trước đối thủ. Ngoài ra còn một lo lắngkhác là các võ sỹ thượng đài, ban đầu lúc sức khỏe còn tốt thì thường tuân thủnghiêm đấu pháp, tuy nhiên khi gặp đối thủ mạnh, càng về sau lối đánh thường bịcuốn theo nhịp độ trận đấu, do vậy khó tuân thủ triệt để đấu pháp. Do vậy cáchuấn luyện viên thường rất căng thẳng. Có nhiều trường hợp huấn luyện viên vìquá căng thẳng tâm lý, sức khỏe không tốt đã đột quỵ ngay bên dưới sàn đài...

Do đặc thù môĩmôn thể thao, người làm công tác huấn luyện có sự vất vả riêng theo đòi hỏi củachuyên môn. Tuy nhiên ngay cả khi chuyênmôn đã hoàn toàn yên tâm, sự vất vả của huấn luyện viên đôi khi lại đến từnhững góc độ khác. Chính huấn luyện viên Nguyễn Thị Bích Diệp từng tâm sự“những lần thi đấu ở nước ngoài, không hẳn cứ được xuất ngoại thi đấu là sướngđâu. Đấu ở những nước có điều kiện sinh hoạt tốt, Ban tổ chức giải chu đáo cònđỡ. Còn có nhiều nước do kinh tế có hạn, trình độ tổ chức còn hạn chế, thì cácđoàn tuyển rất vất vả. Chỗ ăn ngủ không tốt, địa điểm thi đấu xa nơi đoàn nghỉ,các thức ăn không hợp với khẩu vị cả đoàn. Những lúc như vậy, huấn luyện viênngoài nỗi lo chuyên môn còn, kiêm thêm cả vai chăm sóc viên kiêm “bảo mẫu” chocác tuyển thủ. Tuyển thủ ăn không hợp khẩu vị, ảnh hưởng sức khỏe, trưởng đoànphải lo. Tuyển thủ thi đấu xa nhà, lệch múi giờ, không ngủ được, huấn luyệnviên cũng phải lo. Bởi sức khỏe kỳ thủ sẽ tác động rất lớn đến thành tích thiđấu... Nhiều khi đúng nghĩa là trăm dâu đổ đầu... huấn luyện viên.

Câu chuyện phía sau vinh quang của các tuyểnthủ không chỉ có thế, nhiều khi vì những lý do khách quan, các huấn luyện viêncũng đành gồng mình chịu đựng. Ví như trong đợt dịch COVID-19, thực hiện chỉđạo của Trung tâm về việc cách ly các tuyển thủ để phòng tránh dịch, các bộ mônđã thực hiện “cấm trại” các vận động viên tại Trung tâm. Điều này đồng nghĩavới việc có # số lượng các huấn luyện viên phải “cấm trại” cùng các học trò đểhàng ngày chỉ đạo việc tập luyện. Nhiều huấn luyện viên nhà chỉ cách Trung tâmhơn cây số mà cả tháng chưa được về nhà, chỉ biết lên mạng online hoặc điệnthoại để liên lạc với gia đình...

Cùng với các vận động viên, sự nỗ lực củanhững người làm công tác huấn luyện đã góp phần quan trọng cho thành tích thểthao của tỉnh nhà. Vì vậy, đằng sau sự tôn vinh dành cho các tuyển thủ, ngươiyều thể thao cũng cần sự yêu quý, tôn vinh xứng đáng cho những người thầy củahọ. Những người đã tận tụy, yêu mến và cống hiến thầm lặng vì sự nghiệp thểthao của Ninh Bình.

Phương Nam

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/the-thao-thanh-tich-cao-va-chuyen-phia-sau-nhung-tam-huy-chuong-2020042408283382p11c39.htm