Thêm sự lựa chọn trong học ngoại ngữ

Với đây, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) ban hành Quyết định số 712 về Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) môn tiếng Hàn Quốc và tiếng Ðức - ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm và được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến hết lớp 12. Khi biết thông tin này, nhiều cha mẹ học sinh không khỏi băn khoăn. Chị Hòa đang có con trai học lớp 8 lo lắng:

Với đây, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) ban hành Quyết định số 712 về Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) môn tiếng Hàn Quốc và tiếng Ðức - ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm và được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến hết lớp 12. Khi biết thông tin này, nhiều cha mẹ học sinh không khỏi băn khoăn. Chị Hòa đang có con trai học lớp 8 lo lắng:

- Sắp tới, môn tiếng Hàn Quốc, tiếng Ðức sẽ trở thành môn ngoại ngữ bắt buộc, tiếng Anh học còn chưa xong giờ học thêm hai thứ tiếng này nữa thì học sao được.

- Vì chưa nắm rõ các quy định, cho nên chị hiểu chưa đúng. Học sinh được lựa chọn một trong các thứ tiếng để học chứ không phải cùng lúc học nhiều ngoại ngữ, tôi nói.

- Vậy thì tốt quá, nếu phải học song song nhiều ngoại ngữ thì áp lực quá.

Theo Bộ GD và ÐT, việc dạy học các môn ngoại ngữ trong trường phổ thông đã được triển khai từ nhiều năm qua. Theo đó, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc (gồm các môn tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga, sau đó bổ sung môn tiếng Nhật Bản); ngoại ngữ 2 là môn học tự chọn (trong đó có tiếng Ðức, tiếng Hàn Quốc). Sau thời gian thí điểm dạy tiếng Hàn Quốc, tiếng Ðức là ngoại ngữ 2 ở một số địa phương cho thấy đạt hiệu quả, nhu cầu học tập của học sinh ngày càng nhiều hơn. Các cơ sở GDPT và học sinh có nguyện vọng lựa chọn tiếng Ðức hoặc tiếng Hàn Quốc là ngoại ngữ 1 để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh. Từ thực tế nêu trên, Bộ GD và ÐT quyết định thí điểm dạy tiếng Hàn Quốc, tiếng Ðức là ngoại ngữ 1 để học sinh lựa chọn theo nhu cầu và giảm áp lực cho học sinh. Học sinh có thể chọn một trong bảy ngoại ngữ để học, tùy nhu cầu của mình.

Theo các chuyên gia giáo dục, có thêm ngoại ngữ 1 đồng nghĩa với việc học sinh có thêm nhiều sự lựa chọn và mở ra cơ hội mới khi học ngoại ngữ từ sớm tại trường, nhất là đối với những gia đình có định hướng cho con du học tại các nước này. Tuy nhiên, Bộ GD và ÐT cần lựa chọn thí điểm ở những nơi có nhu cầu và bảo đảm điều kiện thực hiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tính liên thông giữa các cấp học, tránh áp lực cho học sinh. Ðồng thời, cần giám sát quá trình thực hiện để bảo đảm tính hiệu quả và quyền lợi cho người học.

Quỳnh Nguyễn

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/them-su-lua-chon-trong-hoc-ngoai-ngu-638584/