Thêm tự hào về truyền thống vẻ vang

Trong những ngày này, người dân Hà Nội và du khách nước ngoài đi qua con phố Hỏa Lò sẽ được chiêm ngưỡng những hình ảnh, tư liệu về truyền thống vẻ vang 90 năm Đảng bộ Thành phố và nhân dân Thủ đô. Việc tuyên truyền một cách trực quan, sinh động giúp người dân và du khách thêm nâng niu, trân trọng những thành quả cách mạng của các thế hệ cha anh, nêu cao ý chí, lòng quyết tâm bồi đắp, tô thắm trang sử vàng của 'Thủ đô Anh hùng', 'Thành phố vì hòa bình'.

Vượt qua bão táp

Triển lãm có tên gọi “Tự hào 90 năm Đảng bộ thành phố Hà Nội” do Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức. Triển lãm gồm hai nội dung chính: Vượt qua bão táp, Hà Nội - Trên con đường đổi mới. Với sứ mệnh lịch sử, Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân Thủ đô góp sức cùng với nhân dân cả nước giành thắng lợi này đến thắng lợi khác: Từ Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (8/1945) đến chiến thắng Điện Biên lịch sử, Thủ đô hoàn toàn được giải phóng (10/10/1954) và Đại thắng mùa Xuân (30/4/1975). Bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ cơ chế bao cấp, Hà Nội thay đổi từng ngày. Trong những hoàn cảnh khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống vẻ vang, sáng tạo, khẳng định vị thế: “Hà Nội - trái tim của cả nước”.

Triển lãm nhận được sự quan tâm của người dân Thủ đô và khách du lịch ghé thăm Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: P.B

Triển lãm nhận được sự quan tâm của người dân Thủ đô và khách du lịch ghé thăm Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: P.B

Đảng bộ Thành phố Hà Nội là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm nhất cả nước. Sự kiện lịch sử này đánh dấu thời kỳ đấu tranh mới của Hà Nội - thời kỳ có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Trên tấm pano có in hình ảnh ngôi nhà số 177 Hàng Bông, nơi thành lập Ban Chấp hành chính thức của Đảng bộ thành phố Hà Nội, gồm 3 đồng chí: Nguyễn Ngọc Vũ (Bí thư), Lê Đình Tuyển và Đỗ Danh Cưu (Ủy viên). Sau khi ra đời (17/3/1930), Đảng bộ Thành phố bị kẻ thù vây ráp, khủng bố gắt gao, nhiều đồng chí bị địch bắt, giam trong các nhà tù thực dân và anh dũng hy sinh.

Ngày 06/12/1930, đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ bị địch bắt. Biết đồng chí là Bí thư Thành ủy, kẻ thù đã tra tấn hết sức dã man. Dưới đòn thù ác hiểm, đồng chí đã chết đi sống lại nhiều lần những vẫn một lòng một dạ giữ vững khí tiết của người cộng sản. Đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ bị kết án 20 năm tù khổ sai. Với chế độ nhà tù khắc nghiệt, đầu năm 1932, đồng chí đã hy sinh tại Hỏa Lò, Hà Nội khi chỉ mới 24 tuổi.

Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ, Thành ủy Hà Nội nhiều lần được lập lại, kịp thời giữ vững phong trào cách mạng Thủ đô. Trải qua 15 năm đấu tranh gian khổ (1930-1945), Đảng bộ thành phố Hà Nội đã tập hợp, lôi cuốn nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền với khí thế long trời, lở đất. Từ năm 1940 – 1943, Đảng bộ Thành phố đã trải qua 8 lần bị địch khủng bố ác liệt nhưng Trung ương Đảng và Xứ ủy Bắc Kỳ đã kịp thời điều động cán bộ cho Hà Nội nhằm giữ vững phong trào cách mạng Thủ đô. Từ năm 1941 – 1944, Ban Cán sự Đảng được thành lập, có chức năng như Thành ủy. Tháng 02/1945, Ban Cán sự Đảng đổi thành Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố.

Thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 đã biến Hà Nội từ trung tâm đầu não của kẻ thù thành trung tâm cách mạng của cả nước. Hình ảnh đông đảo người dân thủ đô tham gia Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động tại khu Đấu xảo (nay là Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt – Xô), ngày 01/5/1938; huy động quần chúng tham dự đám tang của chí sĩ yêu nước Phan Thanh, ngày 04/5/1939; nhân dân nổi dậy phá kho thóc Nhật để cứu đói, tháng 3/1945; nhân dân Hà Nội mít tinh trước Nhà hát Lớn, tháng 8/1945; nhân dân Hà Nội giành chính quyền tại Phủ Khâm sai, ngày 19/8/1945… là những minh chứng sinh động cho việc Đảng bộ Thành phố đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia giành chính quyền.

Đi qua “khói lửa ngập tràn” của những ngày Toàn quốc kháng chiến và những năm trường kỳ gian khổ, Đảng bộ Thành phố tiếp tục lãnh đạo quân và dân Hà Nội bền bỉ đấu tranh trong lòng địch, phối hợp cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Ngày 10/10/1954, người dân Hà Nội hân hoan đón chào những đoàn quân chiến thắng trở về, làm nên cuộc hành quân lịch sử, đánh dấu mốc son: Thủ đô hoàn toàn giải phóng. Năm 1954 - 1975 là thời kỳ vừa có hòa bình vừa có chiến tranh. Đảng bộ Thành phố chỉ đạo, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Thủ đô và chi viện cho chiến trường miền Nam với các phong trào “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Vì miền Nam ruột thịt, mỗi người làm việc bằng hai”…

Hà Nội trên con đường đổi mới

Sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ: Khắc phục hậu quả chiến tranh; tăng cường tiềm lực an ninh, quốc phòng; vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ cơ chế bao cấp, Hà Nội thay đổi từng ngày. Trong những hoàn cảnh khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống vẻ vang, sáng tạo, khẳng định vị thế: “Hà Nội – trái tim của cả nước”. Chịu nhiều hậu quả nặng nề từ chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Hà Nội từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ cơ chế bao cấp, Hà Nội thay đổi từng ngày. Trong những hoàn cảnh khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống vẻ vang, sáng tạo, khẳng định vị thế: “Hà Nội - trái tim của cả nước”. Nhìn lại chặng đường 90 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô vinh dự, tự hào khi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo cùng tình cảm tin yêu của Trung ương và cả nước.

Triển lãm cho người xem hình dung về một thời kỳ bao cấp khốn khó nhưng người dân Hà Nội đồng lòng đứng lên xây dựng Thủ đô với hình ảnh về những anh công nhân Nhà máy Công cụ số 1 cần mẫn lắp ráp máy kéo Bông Sen trên băng chuyền thủy lực. Hay người công nhân xí nghiệp Gạch ngói Thạch bàn chăm chỉ làm việc để cung cấp hàng triệu viên gạch để xây dựng các công trình dân dụng trong thành phố; nông dân xã Mễ Trì Thượng, huyện Từ Liêm (cũ) phơi lúa trên sân hợp tác xã; thanh niên Hà Nội thu hoạch ngô tại vùng kinh tế mới Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng…

Hơn 40 năm trước, hàng ngàn thanh niên đã tạm biệt Thủ đô để vào Nam Tây Nguyên khai hoang mở đất theo tiếng gọi đi xây dựng vùng kinh tế mới. Hành trang của họ không chỉ là sức trẻ mà còn là cốt cách, tâm hồn của quê hương để dựng xây nên một Hà Nội thu nhỏ trên cao nguyên. Một vùng quê mới đã sinh sôi nẩy nở. Những tên đất, tên làng như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa… nhắc nhở mọi người càng phải sống tốt, sống xứng đáng với Hà Nội ngàn năm thanh lịch.

Bước vào thời kỳ đổi mới, xóa bỏ cơ chế bao cấp, Hà Nội thay đổi từng ngày. Trong những hoàn cảnh khó khăn, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống vẻ vang, sáng tạo, khẳng định vị thế: “Hà Nội - trái tim của cả nước”. Nhìn lại chặng đường 90 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô vinh dự, tự hào khi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo cùng tình cảm tin yêu của Trung ương và cả nước. Hà Nội đang đẹp lên mỗi ngày - vẻ đẹp của niềm tin và khát vọng.

Triển lãm Tự hào 90 năm Đảng bộ thành phố Hà Nội, những chiến công vang dội trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng thành phố của nhân dân Thủ đô dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã được tái hiện cô đọng. Vừa qua, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn Sở Tài chính Hà Nội đã tổ chức dâng hương, tham quan tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò. Tham quan Triểm lãm, đồng chí Tuấn Nguyên Thủy - Phó Chánh văn Phòng Sở Tài chính thành phố Hà Nội chia sẻ: “Chuyến tham quan là hoạt động thiết thực của Sở Tài chính, chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội, nhằm khơi gợi niềm tin, sự tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của thế hệ cha anh cho toàn bộ đảng viên, cán bộ, công chức, người lao động của Sở. Sau khi được nghe những câu chuyện kể, tôi cảm thấy rất xúc động và tự hào về chặng đường 90 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ thành phố, tự hứa sẽ phấn đấu nhiều hơn, nỗ lực hơn để xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh”.

Phương Bùi

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/them-tu-hao-ve-truyen-thong-ve-vang-103946.html