'Theo dõi sau chất vấn, các Bộ trưởng có thực hiện lời hứa không, làm đến đâu, làm như thế nào'

Quốc hội nên dùng các hình thức đối thoại và phải theo dõi sau chất vấn, các Bộ trưởng có thực hiện lời hứa không, làm đến đâu và làm như thế nào.

Ngày mai, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV bước vào phiên chất vất đầu tiên. Tiếp tục theo phương thức “hỏi nhanh, đáp gọn”, Quốc hội sẽ có 3 ngày thảo luận các vấn đề nóng hiện nay của xã hội.

Trả lời bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Bá Sơn - Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng nhận xét kỳ họp này chuyển trọng tâm nội dung chất vấn, nếu có nội dung mới thì các đại biểu gửi câu hỏi bằng văn bản tới người được chất vấn.

 Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ tiếp tục trả lời chất vấn trong kỳ họp thứ 6.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ tiếp tục trả lời chất vấn trong kỳ họp thứ 6.

"Quốc hội dành thời gian trực tiếp ở hội trường để đại biểu tập trung chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành trả lời những vấn đề đại biểu đặt ra mà người được chất vấn đã hứa từ những kỳ họp trước.

Anh hứa trước Quốc hội nhưng anh có làm không, làm đến đâu, kết quả thế nào và kết quả đến đó đã đạt chưa. Đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục truy vấn phải như thế nào cho tốt hơn.

Có thể nói đây là bước rất quan trọng trong hoạt động giám sát trực tiếp của Quốc hội tại nghị trường. Điều đó thể hiện điều Quốc hội đeo đuổi, giám sát tới cùng chứ không phải chỉ nêu lên vấn đề - trả lời – rồi để đó.

Các đại biểu rà soát các nội dung chất vấn và trả lời trước đây. Có nghĩa rằng công việc đặt ra cần phải được rà soát, xem xét về quyết tâm, hiệu quả mà chúng ta đã làm. Đó là việc rất tốt!

Ông Nguyễn Bá Sơn cũng cho rằng thời gian đặt câu hỏi ngắn lại thì buộc người chất vấn phải lựa chọn kỹ vấn đề, là thực tiễn đặt ra cấp bách và phải nhận diện chính xác, có thông tin đầy đủ.

"Đó là vấn đề mà cử tri, dư luận đang quan tâm vì anh đang chất vấn trực tiếp trước Hội trường và trước giám sát của cử tri. Câu hỏi ít hơn, thời gian ngắn lại nhưng vấn đề đặt ra trọng tâm, trọng điểm hơn. Vấn đề đưa ra cụ thể cũng yêu cầu Bộ trưởng nhận diện vấn đề nhanh chóng để trả lời, qua đó thể hiện vị đó nắm vấn đề thuộc phạm vi lĩnh vực của mình có chắc hay không.

Cá nhân tôi thấy không khí tranh luận mạnh hơn vì vấn đề đặt ra cụ thể chứ không chung chung".

Video: Những phát ngôn ấn tượng tại Quốc hội trong tuần làm việc đầu tiên

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nêu quan điểm, chất vấn phải là hình thức đối thoại để tìm ra vấn đề tồn tại, yếu kém và cách khắc phục. Quốc hội nên dùng các hình thức đối thoại và phải theo dõi sau chất vấn, các Bộ trưởng có thực hiện lời hứa không, làm đến đâu và làm như thế nào.

"Chất vấn tại Quốc hội cần đi tới tận cùng vấn đề. Tất nhiên, không phải vấn đề nào cũng đưa ra chất vấn mà đại biểu thấy vấn đề nào bức bách thì đặt ra. Người trả lời ngoài việc giải đáp còn phải xử lý hoặc đưa ra hướng xử lý vấn đề đại biểu chất vấn, nếu không chẳng giải quyết được vấn đề gì".

Bài liên quan

'Cân đối ngân sách phụ thuộc nhiều vào bán đất, bán tài nguyên, bán tài sản Nhà nước'

Theo kế hoạch, ngày mai (30/10), sau khi khai mạc phiên chất vấn, đại diện Chính phủ sẽ trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

Do chương trình hoạt động đối ngoại, Thủ tướng sẽ không trực tiếp trả lời chất vấn.

Bài liên quan

Phó Thủ tướng: Chính phủ chưa bao giờ có chủ trương phá giá đồng tiền

Bộ trưởng GTVT: 'Dự án cao tốc Bắc - Nam không được phép sai sót'

Bộ trưởng Y tế: 'Bệnh viện nào nhà vệ sinh bẩn thì Giám đốc ở bẩn'

Bộ trưởng Công thương: 'Đối đầu Mỹ - Trung không đơn thuần là tranh chấp thương mại'

Nguồn VTC: https://vtc.vn/theo-doi-sau-chat-van-cac-bo-truong-co-thuc-hien-loi-hua-khong-lam-den-dau-lam-nhu-the-nao-d435239.html