Thiêng liêng Ba Đình

Giadinh.net - Mang tên cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp cuối thế kỷ 19 của những người nông dân vùng Nga Sơn, Thanh Hóa, Ba Đình nay đã trở thành một địa danh đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam.

Ngày 2/9/1945, nơi đây đã diễn ra cuộc mít- tinh quan trọng nhất trong lịch sử dân tộc, khi lãnh tụ Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, công bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Những ngày này 40 năm trước, Ba Đình cũng là nơi chứng kiến nỗi đau tột cùng của triệu triệu người dân Việt trong lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày nay, Ba Đình là nơi có Lăng Bác, nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Nói đến Hà Nội, không thể không nói đến Ba Đình, tới Hà Nội, không thể không tới Ba Đình... Quảng trường Ba Đình, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những viên sỏi này được đưa về từ vùng Sơn Dương, Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, nơi sinh thời Hồ Chủ tịch từng sống và lãnh đạo cách mạng. Quảng trường Ba Đình trong lễ kỷ niệm 60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/2005). Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Hà Nội trên đường Bắc Sơn về đêm. Công trình do KTS Lê Hiệp thiết kế, khởi công ngày 7/4/1993, khánh thành ngày 7/5/1994. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và các đại biểu Quốc hội khóa 11 trước Hội trường Ba Đình lịch sử, nơi đây trong tương lai sẽ trở thành tòa nhà Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các đội viên thiếu niên tiền phong từ khắp mọi miền đang đi thăm nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lá cờ quyết thắng của một đơn vị bộ đội đang báo công trước Lăng Hồ Chủ tịch. Bên hàng tre tượng trưng cho sức sống trường tồn của dân tộc, Quốc hội khóa 12 viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước kỳ họp thứ 4, tháng 5/2009. Chú chim nhảy trên quảng trường trong khi một đoàn khách đang vào Lăng viếng Bác khiến ta nhớ đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong bài “Sáng tháng năm”: “Lát rồi chim nhé chim ăn/Bác Hồ còn bận khách văn đến nhà”… Công nhân lao động Thủ đô diễu hành trên Quảng trường Ba Đình. Quân nhạc trong một lễ báo công. Trần Lưu

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/home/20090903074329622p0c1000/thieng-lieng-ba-dinh.htm