Thiết thực vì quyền lợi người lao động

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII đã thành công tốt đẹp, đồng thời đánh dấu nỗ lực, tâm huyết của các đoàn đại biểu tham dự Đại hội trong việc tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng Tổ chức công đoàn vững mạnh.

Trong ngày làm việc thứ 3 của Đại hội, đoàn Hà Nội tham gia thảo luận với 2 chủ đề là: Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, CNVCLĐ; công đoàn tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan tới lợi ích thiết thực của đoàn viên.

Các đại biểu được chia ra 12 trung tâm thảo luận về 12 vấn đề.

Các đại biểu được chia ra 12 trung tâm thảo luận về 12 vấn đề.

Bảo vệ quyền lợi người lao động từ gốc

Trong bài thảo luận của đoàn Hà Nội với chủ đề: Công đoàn tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan tới lợi ích thiết thực của đoàn viên, đã đề cập đến vai trò to lớn của Tổ chức công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện công nhân viên chức, lao động góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Theo đại diện đoàn Hà Nội, làm tốt công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan tới lợi ích thiết thực của đoàn viên là bảo vệ quyền lợi người lao động từ gốc.

Công tác này các cấp công đoàn cần chú trọng để góp phần quan trọng trong việc khẳng định hơn nữa vai trò và chức năng của tổ chức Công đoàn trong những năm tiếp theo, góp phần to lớn vào việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

Để làm tốt chức năng này thì công tác tham gia xây dựng chính sách pháp luật liên quan tới lợi ích thiết thực của đoàn viên có vai trò to lớn và giá trị thiết thực. Đây chính là hình thức bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức, lao động; đoàn viên của tổ chức Công đoàn.Trong đó, hoạt động tham gia xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan tới lợi ích thiết thực của đoàn viên được các cấp Công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội tích cực triển khai thực hiện trong nhiều năm qua…

Đặc biệt, thực hiện sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ TP Hà Nội đã tổ chức các hoạt động khảo sát, các hội nghị, hội thảo, tập hợp các ý kiến đóng góp từ cơ sở để tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi chính sách, pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, của từng lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc các Sở, Ban, ngành. LĐLĐ TP Hà Nội đã xây dựng nhiều văn bản tham gia góp ý kiến vào các dự thảo Luật, Nghị định, Thông tư; tham gia xây dựng nhiều văn bản quy phạm nội bộ của thành phố có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của CNVCLĐ…

Có thể thấy, việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan tới lợi ích thiết thực của đoàn viên là cách thức bảo vệ người lao động có hiệu quả nhất, ngay từ đầu, với phạm vi không gian và thời gian lớn, vì vậy việc tăng cường và nâng cao chất lượng đã và đang là yêu cầu cấp thiết, không chỉ trước mắt mà còn mang tính chiến lược lâu dài của tổ chức Công đoàn.

Muốn vậy, các cấp Công đoàn phải nhận thức đúng vai trò và tầm quan trọng của công tác này trong mối quan hệ với các công tác khác của tổ chức Công đoàn để có các giải pháp tăng nguồn lực cho công tác này…

Cũng theo đại diện đoàn Hà Nội, làm tốt công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan tới lợi ích thiết thực của đoàn viên là bảo vệ quyền lợi người lao động từ gốc. Công tác này các cấp công đoàn cần chú trọng để góp phần quan trọng trong việc khẳng định hơn nữa vai trò và chức năng của tổ chức Công đoàn trong những năm tiếp theo, góp phần to lớn vào việc thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam.

Đổi mới nội dung phương thức hoạt động hướng về cơ sở

Tham luận tại buổi thảo luận liên quan đến chủ đề: Đổi mới nội dung phương thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, công nhân, viên chức lao động, ông Hà Đông – Trưởng Ban tuyên giáo LĐLĐ TP Hà Nội cho biết, tuyên truyền giáo dục là một trong 3 chức năng của tổ chức công đoàn, trải qua gần 90 năm xây dựng và phát triển, tổ chức công đoàn Việt nam đã thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng của mình, tuyên truyền giáo dục vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ đi đầu trong việc thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tích cực trong sự nhiệp phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Thủ đô và đất nước.

Bám sát nhiệm vụ chính trị của thành phố, của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, bám sát sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, bằng nhiều hình thức phong phú, các cấp công đoàn thành phố đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác triển khai với nhiều nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với từng loại hình cơ sở, phù hợp với tâm tư nguyện vọng của người lao động như: Hội nghị tọa đàm, tập huấn, Hội thi tìm hiểu, Hội diễn văn nghệ… các cấp công đoàn thành phố đã tập trung tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất trong quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc; về truyền thống giai cấp công nhân Việt Nam; về các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của công đoàn…

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền giáo dục thời gian vừa qua, mặc dù đã được đầu tư, có nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của tổ chức công đoàn, vẫn còn một bộ phận công nhân viên chức lao động chưa hiểu rõ vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức công đoàn, chưa gia nhập và gắn bó với công đoàn. Người sử dụng lao động ở nhiều doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước chưa tạo điều kiện ủng hộ người lao động được tiếp cận các kênh thông tin tuyên truyền giáo dục của công đoàn, còn né tránh việc thành lập công đoàn...

Từ những tồn tại và thực trạng trên, đòi hỏi các cấp công đoàn cần phải đổi mới về nội dung và phương pháp hoạt động, tập trung hướng về cơ sở, lấy người lao động làm trung tâm, phát huy những ưu điểm thời gian qua, đề ra đồng bộ các giải pháp giải quyết, khắc phục những tồn tại, nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm trong thời gian tới với những nhiệm vụ giải pháp cụ thể sau:

Một là, cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức mọi mặt cho CNVCLĐ, gắn công tác tuyên truyền giáo dục, vận động thuyết phục với công tác giáo dục truyền thống, bồi đắp lý tưởng, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, rèn luyện đạo đức lối sống cho CNVCLĐ…

Hai là, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt kịp thời các Chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Ba là, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng những vấn đề cơ bản của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ chính sách có liên quan đến CNVCLĐ…

Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội, cơ quan thông tin thuộc hệ thống công đoàn nhằm triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền giáo dục, tuyên truyền cập nhật kịp thời những chủ trương Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Công đoàn, những chủ trương Nghị quyết của Thành phố đến CNVCLĐ…

Năm là, Phối hợp thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ chương trình công tác đã ký kết giữa LĐLĐ – UBND; giữa LĐLĐ với các Sở Ngành chức năng của thành phố nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực về kinh phí hỗ trợ bổ sung cho công tác tuyên truyền giáo dục CNVCLĐ, đồng thời chăm lo tốt hơn cho đội ngũ CNVCLĐ…

Sáu là, thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ các báo cáo viên các cấp công đoàn. Quan tâm, phát hiện, đào tạo, bỗi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác tuyên truyền giáo dục vận động có năng lực, hiểu biết về kiến thức pháp luật…

Đỗ Đạt

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/thiet-thuc-vi-quyen-loi-nguoi-lao-dong-80637.html