Thiếu kẽm khiến phụ nữ khó mang thai hơn

Nghiên cứu mới cho thấy, những phụ nữ muốn mang thai nên kiểm tra nồng độ kẽm trong vòng ba tháng để phát hiện những thiếu sót có thể gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản.

Các nghiên cứu về cơ thể người cho thấy chất bổ sung như kẽm, được gọi là 'khoáng chất sinh sản' do chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ sinh dục.

Một nghiên cứu từ Đại học bang Pennsylvania đã cho thấy mức độ kẽm thấp có ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển của trứng nhưng yếu tố này thường bị bỏ qua. Những nghiên cứu về khả năng sinh sản ngày một gia tăng trong những năm gần đây do nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn hơn trong việc có con.

Nghiên cứu mới này nhận được rất nhiều sự chú ý là nghiên cứu về cách vi chất dinh dưỡng trong buồng trứng ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng tồn tại và chất lượng của các tế bào trứng.

Theo nghiên cứu kẽm thường được coi là khoáng chất quan trọng nhất của các vi chất dinh dưỡng. Các khoáng chất hỗ trợ trong việc điều chỉnh hoóc môn, phân chia tế bào trong quá trình phát triển trứng và duy trì một môi trường sức khỏe trong buồng trứng.

Buồng trứng được tạo thành từ khoảng một triệu cấu trúc được gọi là nang, trong đó bao gồm một tế bào trứng được hỗ trợ bởi các lớp tế bào soma. Mỗi tháng một số nang bắt đầu trưởng thành, nhưng thông thường một nang rụng trứng và có cơ hội thụ tinh.

Hầu hết các nghiên cứu cho tới thời điểm này đều tập trung vào nhóm nang bắt đầu trưởng thành mỗi tháng, được gọi là giai đoạn antral, kết thúc lúc rụng trứng.

Thiếu kẽm khiến phụ nữ khó mang thai hơn

Trong nghiên cứu được công bố hôm 23.5 các nhà nghiên cứu đã tiếp cận một phương pháp mới và tập trung vào giai đoạn tiền antral, trong đó đề cập đến giai đoạn trước giai đoạn antral khi nang vẫn đang phát triển. Giai đoạn tiền antral bắt đầu 90 ngày trước khi trứng có thể rụng trứng.

Tác giả chính James Hester, tại Đại học bang Pennsylvania cho biết: “Nghiên cứu trước đây cho thấy mức kẽm rất quan trọng trong nang, nhưng không ai đã thử nghiệm ảnh hưởng của việc thiếu kẽm đến sự tăng trưởng của nang.”

Các nhà nghiên cứu thu thập các nang trứng từ chuột, nuôi dưỡng chúng trong hai môi trường khác nhau và bắt chước cách buồng trứng trong quá trình trưởng thành, một với các mức kẽm bình thường và một với mức độ thiếu hụt.

Phát hiện nổi bật nhất là lượng kẽm không đủ làm giảm khả năng phân chia của tế bào trứng, một bước cần thiết giúp việc thụ tinh thành công. Lỗi này tồn tại ngay cả sau khi kẽm được thêm vào môi trường nuôi dưỡng.

Thiếu kẽm cũng được phát hiện làm gián đoạn sự phát triển tế bào nang, dẫn đến việc trứng nhỏ hơn và ít tế bào soma hơn.

Nhìn chung, những phát hiện cho thấy rằng hàm lượng kẽm thấp ức chế khả năng tạo ra trứng của cơ thể có khả năng thụ tinh. Họ cũng chỉ ra rằng những ảnh hưởng có hại của sự thiếu hụt kẽm bắt đầu sớm hơn nhiều so với những gì mọi người vẫn nghĩ, và những tác hại này khó có thể ngăn chặn.

An Nhiên

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/thieu-kem-khien-phu-nu-kho-mang-thai-hon-d142697.html