Thỏa thuận lịch sử, Nga hất cẳng Mỹ-NATO khỏi Caspian!

Đây có thể là một thỏa thuận địa chính trị quan trọng nhất, lớn nhất thế giới trong năm 2018.

Hệ thống đường ống gas quanh khu vực Caspian

Caspian – “miếng bánh ngon” được chia

Cho đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, việc tìm kiếm dầu ở Biển Caspian được thực hiện chủ yếu trên các phần giữa Azerbaijan và Turkmenistan. Khu vực này được coi là hứa hẹn nhất. Và, theo đó, hầu hết các mỏ dầu được phát hiện trước đây đều tập trung ở đây.

Trong khi đó, phía Bắc và trung tâm Biển Caspian, bây giờ tiếp giáp với Kazakhstan và Nga, ít được quan tâm, tìm kiếm và được coi là không hứa hẹn. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi đáng kể chỉ trong đầu những năm 1990, khi các báo cáo về việc phát hiện ra những tài nguyên giàu nhất đến từ các kệ của Kazakhstan và Nga.

Theo một số chuyên gia, trữ lượng hydrocarbon ngoài khơi Caspian là khoảng 50 tỷ thùng dầu (tương đương 1/3 tổng trữ lượng dầu của Iraq) và 8,4 nghìn tỷ mét khối khí (gần như tương đương với trữ lượng khí đã được chứng minh của Mỹ).

Đương nhiên, “người chơi bên ngoài” không thể nghe, biết được một thông tin như vậy mà không quan tâm, chú ý.

Sau 22 năm nỗ lực ngoại giao đầy khó khăn, vào ngày Chủ nhật 12/8, tại Aktau của Kazakhstan, các tổng thống Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Turkmenistan và Iran đã ký một văn kiện lịch sử: “ Công ước về tình trạng pháp lý của biển Caspian”.

Và, “miếng bánh Caspian” đã được chia…Theo đó, các công ty năng lượng của Nga cùng đối tác có thể khai thác 50 tỷ thùng dầu của Caspian và 8,4 nghìn tỷ m3 khí đốt tự nhiên, Kazakhstan, Turkmenistan cuối cùng có thể bắt đầu cân nhắc việc kết nối khí đốt với dự án chung TANAP của Thổ Nhĩ Kỳ thông qua một đường ống xuyên Caspian, trong khi Iran đã đạt được tăng nguồn cung cấp năng lượng cho các thành phố lớn nhất ở phía bắc của đất nước (Tehran, Tabriz, và Mashhad)…

Nói chung để đạt được việc chia Caspian, Nga và Iran đã phải có những nhượng bộ cho nhau cho Kazakhstan và Turkmenistan…để đạt được mục đích lớn hơn, đó là an ninh quốc gia mà ta sẽ đề cập sau đây…

Những tình thế dẫn đến thỏa thuận Caspian

Tại sao Nga và Iran phải có những nhượng bộ? Đối với Nga, Nga tất nhiên không vừa lòng về vấn đề cung cấp năng lượng, cụ thể là cung cấp khí đốt thông qua hệ thống đường ống TANAP mà không có Nga. Nhưng Nga phải chấp nhận cho hệ thống đường ống của họ đi qua lãnh hải Caspian

Trong khi đó Iran, tư tưởng là “siêu cường khu vực” nên luôn né tránh điều gì đó dù rằng duyên hải của họ tại Caspian là ít nhất…nhưng mức độ trừng phạt của Mỹ đã buộc Iran phải chấp nhận thỏa thuận, đặt chính an ninh của mình dưới hạm đội Nga…

Nguyên chính cấp bách hơn khiến Nga-Iran chấp nhận là Mỹ-NATO đã đặt một chân vào Caspian khi đã có thỏa thuận với Kazakhstan trên danh nghĩa “trạm trung chuyển hàng hóa phục vụ cho cuộc chiến tại Afganistan”.

Có thể nói, lý do chính nhất để có thỏa thuận Caspian để Nga và Iran có sự nhượng bộ về mặt kinh tế năng lượng là loại bỏ căn cứ quân sự của Mỹ-NATO đang chuẩn bị hiện diện tại Caspian.

Thỏa thuận Caspian có tên “Công ước về tình trạng pháp lý của biển Caspian” đạt được một điểm quan trọng nhất là về mặt quân sự cho Nga và Iran, theo đó, Năm quốc gia Caspian có trách nhiệm duy trì an ninh hàng hải và các nguồn lực khác. Nga, về phần mình đảm bảo hiện diện quân sự trong toàn bộ lưu vực Casspia và đặc biệt không chấp nhận bất kỳ lực lượng nào của Mỹ-NATO xuất hiện tại Caspian.

Ai được, mất trong thỏa thuận Caspian?

Rõ ràng là 3 nước Kazakhstan, Turkmenistan và Azerbaijan là được lợi nhiều nhất vì họ không liên quan gì đến cuộc chiến giữa Nga-Mỹ, Iran-Mỹ trong khi họ theo Mỹ thì tổn hại lớn cho an ninh Nga và Iran. Họ chỉ được chứ không mất gì.

Với Iran. Nếu như mất thì đó là tư tưởng “siêu cường khu vực” bị vỡ tan mà thôi. Trong tình trạng nền kinh tế bị Mỹ cấm vận trừng phạt đang lung lay chao đảo, an ninh bị đe dọa thì thỏa thuận đã ký, Iran được lợi…

Từ góc độ năng lượng, Iran sẽ là thị trường tự nhiên cho dầu và khí đốt của Caspian, vì các thành phố lớn của Iran (Tehran, Tabriz, và Mashhad) gần với Caspian hơn là các mỏ dầu và khí đốt lớn của Iran.

Việc mua năng lượng từ Caspian cũng sẽ cho phép Iran xuất khẩu nhiều dầu mỏ và khí đốt của riêng mình, khiến cho nước này trở thành một tuyến đường vận chuyển từ lưu vực Caspian sang các thị trường thế giới.

Ví dụ, đối với Turkmenistan (người muốn bán khí đốt cho Pakistan) Iran cung cấp một địa lý thuận lợi. Iran có thể thu phí để thu xếp hoán đổi hoặc để cung cấp một tuyến đường quá cảnh và biện minh cho thương mại của mình với Thổ Nhĩ Kỳ và Turkmenistan…Tức là Iran có điều kiện để “lách luật” cấm vận trừng phạt của Mỹ…

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/thoa-thuan-lich-su-nga-hat-cang-my-nato-khoi-caspian-3363728/