Thỏa thuận ngầm của Nga và Israel khiến Iran bị đánh bật khỏi Syria ?

Thỏa thuận giữa Israel và Nga vẫn tiếp tục trong những năm gần đây. Và điều này đang rõ hơn bao giờ hết: Tổng thống Putin sẽ không cản trở quyền tự do hành động nào của Israel tại Syria và sẽ đẩy Iran ra khỏi biên giới Israel.

Tờ Haaretz đưa tin, việc Nga quay trở lại Trung Đông đã khiến Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trở thành khách mời thường xuyên của Điện Kremlin.

Dù vòng chung kết World Cup có diễn ra ở Nga hay không thì cũng không ai nghi ngờ về mối quan hệ gắn kết giữa Jeruslem và Moscow đang ngày càng khăng khít hơn vì diễn biến của khu vực.

Dẫu vậy chuyến thăm Nga mới nhất của ông Netanyahu lại khác bởi mục tiêu chung của hai bên dường như sắp vào giai đoạn đến đích.

Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị có cuộc gặp thượng đỉnh và Mỹ sẽ phải xác định rạch ròi vị trí của họ trong mục tiêu mà Nga theo đuổi lâu nay đó là duy trì quyền lực của Tổng thống Assad ở Syria cũng như giữ ổn định chính quyền này.

Tổng thống Putin (bên phải) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (bên trái).

Tổng thống Putin (bên phải) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (bên trái).

Trong suốt nhiều năm, ông Assad bị chỉ trích tại Trung Đông. Các nước châu Âu và Mỹ luôn khăng khăng rằng ông Assad phải bị hạ bệ.

Israel luôn tỏ ra không liên quan đến những diễn biến đang diễn ra ở phía Bắc Syria nhưng ở phía sau, trong nhiều năm nước này vẫn dung túng cho những nhóm quân khác nhau bằng cách viện trợ nhân đạo và viện trợ quân sự cho các phiến quân ở Syria. Tất cả đều nằm trong toan tính về ngày nắm quyền của một vị lãnh đạo Syria khác.

Nhưng sự tham gia của Nga vào tiến trình hòa bình ở Trung Đông đã thay đổi bức tranh này. Những nhà lãnh đạo thế giới đều hiểu rằng tình thế không thể thay đổi và vấn đề còn lại chỉ là thảo luận về những điều kiện để công nhận vai trò lãnh đạo mới của ông Assad.

Trong khi hầu hết các nhà lãnh đạo của các nước châu Âu đều chỉ tỏ ra quan tâm đến việc nhà lãnh đạo Syria phải hạn chế sử dụng vũ khí bất hợp pháp, tự do bầu cử, xây dựng hiến pháp và giải pháp cho vấn đề người tị nạn thì Israel lại đặt ra yêu cầu khác. Israel không muốn Iran có ảnh hưởng đến khu vực này.

Giới chức Israel cho rằng Israel không muốn là cảnh sát của Syria mà chỉ muốn bảo vệ lợi ích an ninh của nước này. Yêu cầu dân chủ hóa hiện không là ưu tiên hàng đầu lúc này.

Vậy ưu tiên hàng đầu của Israel trong thời điểm phức tạp ở mảnh đất Trung Đông này là gì?

Trước hết, đó là việc loại bỏ những tên lửa mà ông Netanyahu khẳng định là đang nhằm vào Israel như ông từng nói “những vũ khí mà họ đưa đến đây nhằm mục đích tấn công chúng tôi”.

Thứ hai là loại bỏ tất cả những lực lượng thân Iran khỏi Syria. Trong khi ông Netanyahu đang ở Nga, các chuyên gia nhận định Moscow đã sẵn sàng đẩy Iran ra khỏi phía Nam Syria ở khoảng cách “hàng chục km” tính từ biên giới Israel. Tuy nhiên, Israel mong muốn Iran rút khỏi hoàn toàn.

Tổng thống Putin (bên phải) và Tổng thống Syria Assad.

Israel cũng muốn Tổng thống Assad tuân thủ thỏa thuận 1974 và duy trì vị trí dọc biên giới.

“Chúng tôi không có vấn đề gì với chính quyền Tổng thống Assad; trong suốt 40 năm qua chẳng có viên đạn nào bắn vào cao nguyên Golan”, ông Netanyahunói với báo chí tại Moscow.

Nhưng theo nhà lãnh đạo Israel mấu chốt của vấn đề là duy trì sự tự do của Israel trong việc đối phó với bất kỳ hành động nào nhằm chống lại Israel cho dù đó là Iran, khủng bố IS, lực lượng Hezbollah hay chính quyền ông Assad.

Thỏa thuận giữa Israel và Nga vẫn tiếp tục trong những năm gần đây. Và điều này đang rõ hơn bao giờ hết: Tổng thống Putin sẽ không cản trở quyền tự do hành động nào của Israel tại Syria và sẽ đẩy Iran ra khỏi biên giới Israel. Đổi lại, Israel sẽ không cản trở Tổng thống Assad quay trở lại nắm chính quyền.

Câu hỏi đặt ra là tiến trình không có bất kỳ sự cản trở nào đối với Israel mang lại giá trị gì?

Ông Putin có cho rằng nỗ lực giữ khoảng cách với Iran với biên giới Israel là mang lại ý nghĩa hay chỉ có giá trị khi đẩy Iran ra khỏi biên giới Israel như đúng ý nguyện của ông Netanyahu?

Đây là trọng tâm của vấn đề tranh cãi. Và điều này vẫn chưa tìm được câu trả lời trong suốt nhiều năm qua.

Người Syria sẽ làm gì cho Israel khi chính Israel liên tục hỗ trợ đất nước họ trong suốt nhiều năm qua. Lợi ích của Israel ở đâu khi quyền lực rơi vào tay ông Assad?

Israel liên tục khẳng định chỉ hỗ trợ nhân đạo giúp Syria mà không chấp nhận bất kỳ hỗ trợ tị nạn nào. Ông Netanyahu cũng đã nói rằng, một trong số mong muốn của Nga là đảm bảo an toàn cho người dân Syria giáp biên giới Israel. Tuy nhiên, điều gì sẽ diễn ra nếu như Nga không thích điều này. Và với Israel, họ luôn khẳng định không muốn trở thành cảnh sát tại Syria.

Vũ Thu Hương

Nguồn Người Đưa Tin: http://nguoiduatin.vn/thoa-thuan-ngam-cua-nga-va-israel-khien-iran-bi-day-khoi-syria-a377913.html