Thói quen khiến dân văn phòng dễ mắc bệnh trĩ

Ăn uống không lành mạnh và lười vận động khiến dân văn phòng rất dễ mắc bệnh trĩ. Đây là vấn đề nhạy cảm nên rất khó mở lỏng và chia sẻ.

Ăn ít thực phẩm nhiều chất xơ: Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc giúp làm mềm, tăng khổi lượng của phân, kích thúc nhu động ruột làm tăng co bóp để đẩy phân ra ngoài. Chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa hoạt động, chống táo bón - nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ. Tuy nhiên, nếu muốn thêm chất xơ vào chế độ ăn uống cần thêm từ từ để tránh gây hiện tượng đẩy hơi. Ngoài ra nên bổ sung các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, chuối. Ảnh: Harvard health.

Uống ít nước: Các chuyên gia khuyến cáo nên uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày và một số loại chất lỏng khác để giúp làm mềm phân. Tuy nhiên, tránh các chất kích thích như rượu, café vì dây là các thức uống này lấy đi lượng hydrat cần thiết để nhu động ruột hoạt động bình thường. Ảnh: Nevada Health Llink

Căng thẳng thường xuyên: Căng thẳng có thể dẫn tới các vấn đề tiêu hóa. Khi mọi người bị căng thẳng, cơ thắt của bạn sẽ bị thắt chặt, gây áp lực lên trực tràng. Áp lực này có thể gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, căng thẳng làm đảo lộn chế độ sinh hoạt, ảnh hưởng tới chế độ ăn uống hàng ngày dẫn tới tình trạng táo bón. Táo bón mạn tính có thể gây áp lực ở vùng hậu môn và trực tràng - nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Ảnh: Lauraposada.

Nhịn đại tiện: Điều này khiến phân của bạn có thể sẽ bị khô và khó bị đẩy ra ngoài hơn. Nhịn đi đại tiện nhiều sẽ gây áp lực lớn lên tĩnh mạch, dễ gây táo bón. Hãy tạo cho mình thói quen đi đại tiện đúng giờ. Các nghiên cứu tại Anh và Thụy Điểm cho thấy tần suất đi từ 1-3 lần/ngày là ngưỡng bình thường, nếu ít hơn bạn đang đối mặt với nguy cơ bị táo bón. Thời gian đi đại tiện tốt nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy bởi đây là thời điểm lý tưởng nhất để thải độc cho ruột. Ngoài ra, không nên cố rặn hay dùng quá sức khi đi ngoài vì điều này có thể làm giãn tĩnh mạch hậu môn. Ảnh: Openfit.

Lười tập thể dục: Duy trì hoạt động thể chất giúp ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch có thể xảy ra trong thời gian đừng, ngồi kéo dài. Tập thể dục cũng giúp ngăn tình trạng béo phì. Khi cơ thể thừa cân sẽ tạo sức ép lên vùng hậu môn, gây tình trạng phù nề và hình thành búi trĩ. Ảnh: Independent.

Ngồi lâu: Không lên ngồi quá lâu, đặc biệt là trong nhà vệ sinh bởi điều này có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Ảnh: Ntc.

Làm gì để hạn chế nguy cơ mắc trĩ? Bổ sung lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa cân bằng hệ vi sinh đường ruột và đầy đủ enzyme tiêu hóa thức ăn. Để cung cấp một lượng lớn lợi khuẩn chăm sóc cho hệ tiêu hóa trơn tru khỏe mạnh và phòng ngừa trĩ, chúng ta có thể bổ sung các loại men vi sinh như men vi sinh Bifina Nhật Bản, sử dụng công nghệ SMC giúp đưa được lợi khuẩn sống Bifidobacterium đi qua axit dạ dày vào tận ruột non và đại tràng đạt tỷ lệ 90%. Lợi khuẩn Bifidobacterium ở đại tràng còn giúp lên men, làm thối rữa các chất cặn bã và tạo thành khuôn phân, giúp bề mặt phân luôn mềm, mượt dễ dàng đẩy ra ngoài, đẩy lùi táo bón và trĩ. Ảnh: Ecopath Việt Nam

Mai Hoa

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/thoi-quen-khien-dan-van-phong-de-mac-benh-tri-post1098443.html