Thớt – Nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư

Thớt là vật dụng nhà bếp mà nhà nào cũng có. Sử dụng thớt không hợp vệ sinh có thể là nguyên nhân gây ung thư cho cả gia đình bạn.

Vào ngày 26/11/ 2015, truyền hình Bắc Kinh, Trung Quốc, đã phát chuyên mục sức khỏe phản ánh về một gia đình cả 4 người bị mắc ung thư. Thậm chí, hiện tượng này còn có nguy cơ tiếp tục lan rộng hơn trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Theo thông tin từ chương trình cho biết, người phụ nữ có tên là Vương đã bất ngờ đi khám bệnh và phát hiện mình bị mắc ung thư. Điều đáng nói hơn là không lâu sau các thành viên khác trong gia đình cũng phát hiện họ đang mang trong mình căn bệnh ung thư.

Câu chuyện đáng buồn này đã gây xôn xao trong dư luận. Nhiều người cho rằng có thể do có những thói quen vệ sinh không tốt, không hợp vệ sinh nên dẫn đến mắc bệnh hiểm nghèo và còn di truyền cho các người thân. Tuy nhiên, mấy ai ngờ rằng lý do quan trọng nhất trong sự việc này lại là do họ sử dụng thớt không hợp vệ sinh. Điều này gây ảnh hưởng cho đường hô hấp và dẫn đến ung thư cả gia đình.

Trên thực tế, thớt là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với mọi gia đình. Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi thớt của gia đình mình có hợp vệ sinh hay không? Và việc vệ sinh có đạt mức chuẩn hay không?

Mọi người đều biết, trên thị trường hiện nay có 3 loại thớt khá phổ biến là: thớt gỗ, thớt trúc và thớt nhựa. Trong đó, thớt gỗ khá dày, có độ bền cao và cứng nên rất phù hợp để băm, chặt thịt. Tuy nhiên, do tính năng hút ẩm mạnh, lâu khô nên nếu để nó ở môi trường ẩm ướt thời gian dài chắc chắn sẽ dẫn đến hiện tượng ẩm mốc. Đây chính là một trong những nguồn gây bệnh cho con người.

Bên cạnh đó, ngày nay thớt nhựa cũng rất được ưa chuộng trong các gia đình hiện đại, đặc biệt là vùng thành thị. Loại thớt này có đặc điểm nhẹ, dễ vận chuyển do chứa thành phần anken và polyetylen. Tuy nhiên, khi gặp nhiệt độ cao thớt rất dễ bị nóng chảy nhựa gây hại cho cơ thể nên nó chỉ phù hợp để thái hoa quả và rau tươi.

Thớt làm từ trúc có lẽ không phổ biến như hai loại trên, tuy nhiên nó vẫn có mặt trên thị trường. Đa số loại thớt này được ghép lại nên sẽ chứa chất foóc – man – đê – hít và không chịu được tác động mạnh. Tuy nhiên, hóa chất trong thớt có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể con người gây loét, thậm chí thủng dạ dày.

Trở lại với câu chuyện về “gia đình ung thư”, nguyên nhân khiến họ mắc bệnh là do thớt trong bếp bị mốc đồng thời vì vệ sinh không sạch sẽ nên nấm mốc có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người. Nếu chỉ rửa bằng nước thường sẽ không thể trị hết được độc tố mà nước phải ở nhiệt độ 280 độ C mới có thể triệt khuẩn, vì vậy nước sôi 100 độ C không phải là biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng chất có tính kiềm mạnh để loại bỏ nó.

Theo nghiên cứu khoa học, độc tố nấm rất có hại cho sức khỏe con người, thậm chí có thể gây tử vong. Chỉ cần nuốt phải 1mg nấm mốc cũng có thể gây ung thư và 20mg sẽ khiến con người bị tử vong. Vì vậy, sự việc trên chính là một bài học đắt giá nhằm cảnh tỉnh tất cả mọi người, đặc biệt là người đảm nhận nội trợ trong mỗi gia đình.

Theo Motthegioi

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/thot-nguyen-nhan-tiem-an-gay-ung-thu-230160.html