Thú chơi ngọc nguyên khối của đại gia: Xẻ 50 tấn ngọc làm bộ bàn ghế ngồi chơi

Không chỉ chịu chi bỏ tiền tỷ mua những bức tranh ngọc lớn từ nước ngoài về thưởng lãm, nhiều đại gia Việt còn kỳ công đặt chế tác giường, bàn ghế… từ ngọc nguyên khối.

Bộ lư Tam bảo vĩnh hằng giá 15 tỷ không bán của đại gia Hà Nội

Ông Phạm Nhật Minh (SN 1941, Tân Mai, Hà Nội) được mệnh danh là “ông vua đồ đá” ở Hà Nội nhờ chế tạo và sở hữu những bộ sưu tập đá quý tinh xảo và ấn tượng. Trong đó, đặc biệt phải kể đến bộ “Tam bảo Vĩnh Hằng” được ông Minh lên ý tưởng và cùng thợ thực hiện trong gần 3 năm.

Bộ tác phẩm được trưng bày trong 10 cuộc triển lãm dịp 1000 năm Thăng Long Hà Nội và từng được xác lập kỷ lục Việt Nam nhờ kích thước lớn nhất, tinh xảo nhất cầu kỳ và công phu nhất từng được thực hiện.

Bộ tác phẩm được thực hiện trong gần 3 năm, được chế tác từ đá tự nhiên Pyrophyllite

Bộ tác phẩm được thực hiện trong gần 3 năm, được chế tác từ đá tự nhiên Pyrophyllite

Bộ tác phẩm được làm hoàn toàn bằng đá tự nhiên Pyrophyllite gồm một Lư Hương chạm khắc bối cảnh “lưỡng long tranh châu” và đôi lọ hoa chạm khắc cảnh sinh hoạt của người Việt cổ.

Chiếc lư hương được chế tác từ đá nguyên khối nặng 1 tấn, chạm khắc 83 con rồng tinh xảo

Trong đó, riêng chiếc lư hương được chế tác từ đá nguyên khối nặng 1 tấn, chạm khắc 83 con rồng trùng với số năm Thìn xuất hiện trong lịch sử tính đến thời điểm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Theo ông Minh điều đặc biệt, bộ lư có màu xanh và đỏ ngọc tự nhiên, sáng bóng và nổi những vân đá đẹp mắt.

Theo ông Minh, bộ tác phẩm từng thu hút khá nhiều đoàn khách nước ngoài tới tham quan, nhiều người trả giá ông 15 tỷ nhưng ông không đồng ý bán

Bộ tác phẩm được ông Minh trưng bày trong nhà riêng. Có khá nhiều đoàn khách tới chiêm ngưỡng trong đó nhiều thương lái nước ngoài ngỏ ý muốn mua “đứt” nhưng ông Minh chưa đồng ý bán. Gần đây nhất là đoàn khách người Trung Quốc, sau khi xem xét kỹ lưỡng bộ “Tam bảo vĩnh hằng” , họ thừa nhận đây là tác phẩm tinh xảo, độc đáo hiếm có và trả giá 10 tỷ đồng rồi nâng lên 15 tỷ nhưng ông Minh vẫn kiên quyết không bán.

Bức tranh ngọc tạc 9 con rồng lớn nhất Châu Á của đại gia Thái Nguyên

Tác phẩm được làm hoàn toàn bằng ngọc nguyên khối có nguồn gốc từ Pakistan

Chủ nhân của bức tranh ngọc “độc nhất, vô nhị” này là ông Lê Văn Dũng (SN 1960, Thái Nguyên). Theo đó, bức tranh cao 1m8 và nặng 5 tấn do những nghệ nhân bậc thầy của Đài Loan (Trung Quốc) chạm khắc. Đây là tác phẩm được làm hoàn toàn bằng ngọc nguyên khối có nguồn gốc từ Pakistan, được ông Dũng mua trong một cuộc triển lãm mỹ nghệ tại Bắc Kinh vào năm 2011.

Bức tranh cao 1m8 và nặng 5 tấn do những nghệ nhân bậc thầy của Đài Loan (Trung Quốc) chạm khắc

Theo ông Dũng, tác phẩm chạm khắc hình ảnh 9 con rồng Châu Á đang uốn lượn trên mây cùng tranh một viên ngọc. Để hoàn thành tác phẩm này, các nghệ nhân của Đài Loan phải lao động miệt mài trong hơn 1 năm trời và phải làm hoàn toàn thủ công. Từng đường nét của con rồng được chế tác tinh xảo, thể hiện được sức mạnh, thần thái uy nghi mang tính biểu tượng của rồng Châu Á.

Được biết, vào năm 2013, tác phẩm đã được xác lập kỷ lục là “viên ngọc nguyên khối lớn nhất Châu Á

“Tôi biết bức tranh ngọc này từ năm 2009 trong chuyến công tác ở Đài Loan, tuy nhiên phải đến năm 2011, khi tác phẩm được các nghệ nhân mang đi trưng bày tại triển lãm Bắc Kinh tôi mới thuyết phục và thương lượng thành công”, ông Dũng nói.

Được biết, vào năm 2013, tác phẩm đã được xác lập kỷ lục là “viên ngọc nguyên khối lớn nhất Châu Á. Cũng theo vị đại gia này, đã từng có người trả ông 10 tỷ để sở hữu bức tranh ngọc quý hiếm này song ông vẫn chưa đồng ý bán.

Bộ bàn ghế 8 tỷ đồng làm từ 50 tấn ngọc

Bộ bàn ghế gồm có 2 bàn, 4 ghế sofa và 12 đôn nhỏ được làm từ 50 tấn ngọc Hoàng Long

Nghệ nhân Tô Chinh, chủ nhân của bộ bàn ghế cho biết, đây là bộ bàn ghế được làm từ 50 tấn ngọc Hoàng Long có xuất xứ từ Trung Mỹ, nhập về Việt Nam và do các thợ lành nghề nhất chế tác. Bộ bàn ghế gồm có 2 bàn, 4 ghế sofa và 12 đôn nhỏ.

Để hoàn thiện, chủ nhân của bộ bàn ghế phải huy động nhân lực hơn 10 người làm việc liên tục trong hơn 1 năm. Từng hoa văn điêu khắc được chăm chút tỉ mỉ, trau chuốt. Chủ nhân bộ bàn ghế cho biết thêm, toàn bộ số ngọc vật liệu trên đều là ngọc thiên nhiên được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Mỹ và gần như không có sẵn. Khách muốn làm thì phải đặt trước khá lâu.

Để hoàn thiện, chủ nhân của bộ bàn ghế phải huy động nhân lực hơn 10 người làm việc liên tục trong hơn 1 năm.

Với sự độc đáo và tỉ mỉ để hoàn thiện nên sản phẩm, bộ bàn ghế này đang được chủ nhân định giá 8 tỷ đồng.

Phiến ngọc nguyên khối nặng hơn chục tấn, giá 2,6 tỷ đẹp hiếm có ở Yên Bái

Đây được xem là một trong những khối ngọc tự nhiên có kích thước lớn, đường vân đẹp hiếm có ở Việt Nam.

Anh Nguyễn Văn Việt (SN 1981, Văn Chấn, Yên Bái), chủ nhân của khối ngọc bạc tỷ này cho biết, đây là ngọc Ser pentine được khai thác trên núi đá tại Suối Giàng, Văn Chấn (Yên Bái). Theo đó, phiến ngọc nặng 16 tấn, dài 3,24m, rộng 2,1m và dày khoảng 0,6m có giá vào khoảng 2,6 tỷ VNĐ. Tác phẩm được đánh giá là một trong những khối ngọc tự nhiên có kích thước lớn, đường vân đẹp hiếm có ở Việt Nam.

Phiến ngọc có màu xanh, đường hoa văn mềm mại, đẹp tự nhiên

Theo anh Việt, phiến ngọc nằm trên núi đá ở Suối Giàng, Văn Chấn, đường đi vào rất khó khăn, mất 7km đi bộ với dốc, đá lởm chởm. Để khai thác được phiến ngọc, anh Việt phải thuê rất nhiều nhân lực và mất nhiều ngày liền để vận chuyển về xưởng. Thời gian sau đó, để hoàn thiện tác phẩm, gần 10 nhân công phải lao động miệt mài, thủ công trong nhiều tháng trời.

Gần 10 nhân công đã phải lao động miệt mài trong nhiều tháng để đánh mịn bề mặt ngọc

Ngoài kích thước lớn, điểm độc đáo của phiến ngọc là những hoa văn đẹp, nổi 3D mềm mại và nước ngọc trong xanh. Để vận chuyển được tấm ngọc này xuống Hà Nội, anh Việt phải thuê xe cẩu 25 tấn với chi phí gần 150 triệu. Gần 15 năm gắn bó với nghề khai thác và chế tác đá quý, anh Việt cho biết đây là lần đầu tiên anh có duyên sở hữu phiến ngọc đẹp và quý như vậy.

Theo dantri.com.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thu-choi-ngoc-nguyen-khoi-cua-dai-gia-xe-50-tan-ngoc-lam-bo-ban-ghe-ngoi-choi/2018120608551971