Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 'Đã đến lúc chúng ta có quyền lựa chọn'

Sau gần 30 năm tái lập tỉnh, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ninh Bình đã phát triển vượt bậc, đạt mức khá trong khu vực và nổi trội hơn so với các tỉnh tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội. Nguồn vốn FDI trở thành một trong những nguồn lực quan trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao trình độ, năng lực sản xuất, tăng thu ngân sách nhà nước cho địa phương, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Chính vì vậy, đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: 'Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại cách thức thu hút đầu tư, chủ động lựa chọn, đón nhận nguồn vốn này sao cho hiệu quả chứ không thể thu hút FDI bằng mọi giá'.

Dây chuyền sản xuất ghế ô tô của Công ty TNHH DNC Automotive.

THU HÚT ĐẦU TƯ FDI ĐANG DỊCH CHUYỂN TỪ
LƯỢNG SANG CHẤT

Tình hình thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư nướcngoài của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua diễn ra trong bối cảnh những khókhăn và thách thức đều lớn hơn so với dự báo. Nguyên nhân chủ yếu là tác động tiêucực do suy thoái kinh tế toàn cầu cũng như chính sách thắt chặt kinh tế vĩ mô,tài chính tiền tệ của Chính phủ.

Nhìn nhận lại cả quá trình thu hút đầu tư của tỉnh NinhBình, ông Đặng Thái Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Từ trướcnăm 2005, Ninh Bình chỉ thu hút được 13 dự án FDI với tổng vốn đạt trên 88triệu USD. Mặc dù tỉnh đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất,kinh doanh hiệu quả, song đến nay chỉ còn Nhà máy sản xuất may mặc Tech Textilecủa Công ty TNHH Tech Textile hoạt động nhưng hiệu quả sản xuất, kinh doanhkhông thực sự cao.

Sở dĩ hoạt động của các doanh nghiệp không như mong muốn bơỉthời kỳ đầu khi đất nước mở cửa hội nhập kinh tế, điều kiện nhìn chung cònnhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, xã hội hạn chế, các chính sách thu hút đầu tưcòn chưa thực sự thông thoáng, trong khi đó, năng lực doanh nghiệp FDI thấp.

Từ năm 2006 đến nay, khi Luật Đầu tư năm 2005 chính thức cóhiệu lực, hoạt động xúc tiến đầu tư FDI của tỉnh Ninh Bình có nhiều khởi sắc.Tỉnh đã có những cách làm mới, sáng tạo trong xúc tiến và thu hút đầu tư. Đánhdấu mốc trong bước tiến thu hút đầu tư của tỉnh là năm 2012, tỉnh đã tổ chứcHội nghị xúc tiến đầu tư với quan điểm chủ đạo, xuyên suốt là “Ninh Bình – Hôịnhập và phát triển bền vững” để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, chính sách thuhút, hỗ trợ đầu tư của tỉnh tới đông đảo các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Đồng thời UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số28/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tưtrên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó đề cập đến nhiều nội dung chủ yếu như:Giải quyết thủ tục hành chính, ưu đãi cho thuê đất, cung cấp nguồn nhân lựcchất lượng cao... Đây được xem là tiền đề quan trọng để Ninh Bình xây dựng vàtriển khai các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Đặc biệt, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo phát triển côngnghiệp, do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Bên cạnh đó, Ninh Bình cũng xácđịnh song song với phát triển du lịch, dịch vụ thì ngành sản xuất công nghiệpsẽ tập trung vào công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ, công nghệcao, công nghệ sạch...

Với việc triển khaihiệu quả các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ cũng như của tỉnh về cảithiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tạo hànhlang thông thoáng, an toàn cho doanh nghiệp đầu tư tại tỉnh đã phát huy hiêụquả tốt, tỉnh Ninh Bình đã nhận được sự quan tâm rất lớn của nhiều nhà đầu tưvề khảo sát và tìm hiểu cơ hội cũng như tiến hành đăng ký đầu tư.

Từ sự nỗ lực đó, công tác thu hút vốn đầu tư FDI đã có nhữngbước phát triển vượt bậc. Tính đến thời điểm 2009, toàn tỉnh có 24 dự án đầu tưtrực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 519 triệu USD, đếntháng 10 năm 2019 toàn tỉnh đã có 69 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổngvốn đầu tư đăng ký đạt trên 1.300 triệu USD.

Các dự án đầu tư được triển khaithực hiện và đi vào sản xuất ổn định, góp phần quan trọng cho quá trình tăngtrưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm2019, doanh thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt 454 triêụUSD, ước tính đến hết năm sẽ đạt 1.045 triệu USD; giá trị xuất khẩu đạt 771triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước 4,5 triệu USD, ước tính cả năm khối doanh nghiệpFDI nộp ngân sách khoảng 6,8 triệu USD. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã giảiquyết việc làm cho 52.638 lao động địa phương.

Kết quả trên cho thấy, hoạt động đầu tư nước ngoài tại NinhBình đang ngày càng sôi động, nhiều doanh nghiệp lớn với công nghệ hiện đại đâùtư vào tỉnh. Đặc biệt là Ninh Bình có chính sách ưu đãi để tập trung thu hútcác doanh nghiệp FDI lớn, công nghệ cao, có vai trò dẫn dắt đầu tư. Nhiều nhàđầu tư chiến lược đã “dừng chân” tại Ninh Bình.

Đơn cử như việc nhà máy sảnxuất và lắp ráp xe ô tô tải, bán tải, xe khách, xe du lịch và các loại xechuyên dùng công suất 13.000 xe/năm của Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công cóvốn đầu tư 1.632,424 tỷ đồng đi vào hoạt động đã nhanh chóng thu hút các doanhnghiệp FDI với số vốn đầu tư lớn sản xuất sản phẩm phụ trợ đầu tư vào Ninh Bìnhnhư: Nhà máy sản xuất, lắp ráp thiết bị ô tô Ninh Bình của Công ty TNHH ADM21Hàn Quốc có vốn đầu tư 714.400 tỷ đồng; Nhà máy sản xuất camera modul và linhkiện điện tử của Công ty TNHH MCNEX VINA, vốn đầu tư 1.932,67 tỷ đồng...

Từ năm2018 đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được 7 dự án đầu tư nước ngoài, nâng tổng sốdự án về lĩnh vực công nghiệp phụ trợ lên 19 dự án, trong đó có 9 dự án côngnghiệp hỗ trợ của ngành công nghiệp ô tô.

Đại diện Công ty TNHHDNC Automotive, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hàn Quốc chuyên cung cấp các phụtùng ghế ngồi cho ô tô nhận xét: Chúng tôi chọn Ninh Bình là điểm dừng chân đểđầu tư bởi đây là địa phương có nhiều yếu tố thuận lợi cho ngành công nghiệp hỗtrợ phát triển.

Ngoài các chính sách thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ nóichung của Việt Nam và các điều kiện về địa lý thuận lợi thì Ninh Bình có nhàmáy Hyundai Thành Công, có một môi trường đầu tư thông thoáng. Trong quá trìnhthành lập và đi vào hoạt động, Công ty cũng nhận được sự hướng dẫn tận tình củacác sở, ngành liên quan để dự án thực hiện đầy đủ quy định của nhà nước ViệtNam liên quan đến công tác quản lý về xây dựng, môi trường, lao động, phòngcháy, chữa cháy...

Đánh giá về công tác thu hút vốn đầu tư FDI, đồng chí NguyễnNgọc Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Nếu như trước đây các dự án FDIcủa Ninh Bình có vốn đầu tư nhỏ, chủ yếu tập trung đầu tư vào các ngành như giacông dệt may, giầy dép... sử dụng nhiều lao động với mức lương giá rẻ thì từnăm 2012 trở lại đây tỉnh Ninh Bình xác định rõ chiến lược thu hút đầu tư củatỉnh phải nằm trong định hướng chiến lược chung của cả nước, phù hợp với quyhoạch phát triển ngành, đảm bảo phát triển bền vững, không gây ô nhiễm môitrường, sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, tài nguyên, năng lượng.

Để đảm bảo lộ trình thu hút đầu tư đúng hướng, đáp ứng yêucầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng danhmục dự án ưu tiên thu hút và kêu gọi đầu tư giai đoạn 2016-2020. Trong đó ưu tiên thu hút các dự ánđầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công nghệ cao, công nghệ sạch và thânthiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao, phát huy được tiềm năng, thếmạnh của tỉnh, các dự án có tính đột phá, tạo động lực cho sự phát triển củatỉnh.

Đó là cơ sở quan trọng để tỉnh Ninh Bình lựa chọn các dự án đầu tư nướcngoài phù hợp với những tiêu chí, yêu cầu của tỉnh và sẵn sàng từ chối các dưạ́n công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiêụquả.

CHUYỂN TỪ "THU HÚT ĐẦU TƯ" SANG
"HỢP TÁC ĐẦU TƯ"

Nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thu hút đầu tưFDI và thể hiện tầm nhìn chiến lược mới toàn diện sâu sắc về đầu tư nước ngoài,đặc biệt là khu vực FDI trong giai đoạn hiện nay, ngày 20/8/2019, Bộ Chính trịđã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chínhsách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.Nghị quyết đã mang đến thông điệp: Vị thế đất nước đã thay đổi, do đó thay bằng“thu hút đầu tư”, chúng ta phải chuyển sang giai đoạn “hợp tác đầu tư”.

Giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Đức Lam

Nhiều khó khăn, bất cập

Có thể nói, Ninh Bình đang là điểm đến hấp dẫn đối với cácdoanh nghiệp FDI. Vì bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi, hạ tầngđồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào... thì Ninh Bình tạo nên sức hút lớn đối vơícác nhà đầu tư nước ngoài bởi những nỗ lực trong công tác cải cách thủ tục hànhchính, các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư…

Công tác thu hút đầu tư của Ninh Bình trong thời gian quadiễn ra khá sôi động. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, đồng chí Hoàng ĐứcLong, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cho rằng: Hiệu lực, hiệu quảcủa nguồn vốn FDI có sự giảm sút, môi trường đầu tư của tỉnh không còn đủ hấpdẫn, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) gặp khó khăn.

Nhất làhiện nay, các tỉnh trong khu vực cũng đang đẩy mạnh thu hút đầu tư dòng vốnFDI, chính vì vậy tính cạnh tranh đang ngày càng gay gắt. Cùng với đó, việc huyđộng vốn đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh và giao thươnghàng hóa trong các giai đoạn tiếp theo, hay việc tiếp cận các nhà đầu tư tiềmnăng, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh… cũng đang là vấn đề đặt ranhiều thách thức đối với tỉnh Ninh Bình.

Một thách thức chúng ta không thể không nhắc đến là vấn đềtạo lập quỹ đất nhằm phục vụ thu hút các dự án lớn, công nghệ cao. Thực tế hiệnnay toàn tỉnh được phê duyệt quy hoạch 7 KCN. Đến nay đã có 5 KCN đi vào hoạtđộng, tỷ lệ lấp đầy của 4 KCN là Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp I và Khánh Cưđã đạt 100% và KCN Phúc Sơn là 75,79%.

Đối với 25 Cụm công nghiệp (CCN) đã đượcquy hoạch hiện đã có 15 CCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diệntích 609,84 ha. Trong đó có 5 CCN là Cầu Yên, Ninh Phong, Yên Ninh, Phú Sơn,Sơn Lai có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%...

Như vậy có thể thấy đối với các KCN, CCNcó vị trí thuận lợi đã nhanh chóng thu hút được các nhà đầu tư và đạt tỷ lệ lấpđầy cao, các khu, cụm công nghiệp còn lại hầu hết ở những vị trí kém thuận lơịhơn, đang khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng...nên việc mời gọi các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư FDI chiến lược thiêútính hấp dẫn.

Bổ sung vào những khó khăn, bất cập trong việc phát huy hiêụquả của nguồn vốn FDI, đồng chí Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Sở Công thương nói:Mặc dù FDI có nhiều đóng góp vào nền kinh tế, làm gia tăng giá trị sản xuấtcông nghiệp, xuất khẩu, thu ngân sách...

Song ngoài việc tăng trưởng kinh tế,mục tiêu của thu hút đầu tư là các doanh nghiệp FDI sẽ giúp khối doanh nghiệpđịa phương hấp thụ, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ. Tuy nhiên, trênthực tế các dự án FDI vẫn chủ yếu là lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hóa thấp,giá trị gia tăng tạo ra tại tỉnh chưa cao, sức lan tỏa về khoa học công nghệcũng không như kỳ vọng. Đến nay chưa có doanh nghiệp nào của Ninh Bình tham giavào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI.

Bên cạnh đó, doanhnghiệp FDI đang sử dụng hàng chục nghìn lao động các địa phương trong tỉnhnhưng có một tình trạng khá phổ biến là người lao động bị mất việc, sa thải khiquá 35 tuổi... Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, nhất là vấn đề an sinh xã hội,vấn đề tìm kiếm, bố trí việc làm mới cho người lao động, đặc biệt là phụ nữ ởnông thôn.

Cần có cách nhìn mới về thu hút đầu tư

Như vậy, sau gần 30 năm, thu hút đầu tư trực tiếp vốn nướcngoài của Ninh Bình đã đạt được những kết quả không nhỏ, song việc thu hút vàquản lý hiệu quả nguồn vốn này cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh chophù hợp với điều kiện hiện nay.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Thạch, Phó Chủ tịch UBNDtỉnh nhấn mạnh: “Đây là lúc các cấp, các ngành cần đánh giá lại các dự án FDI.Đối với những dự án mang lại hậu quả xấu về lâu dài, tác hại đến môi trường,hoặc không tạo được việc làm, thu nhập ổn định cho lao động địa phương, khôngtạo giá trị gia tăng… thì cần xem xét lại.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung nguồnlực để thu hút các dự án có tầm chiến lược phù hợp với danh mục dự án ưu tiênthu hút và kêu gọi đầu tư mà tỉnh đã xây dựng và theo đúng tinh thần Nghị quyết50 của Bộ Chính trị đã chỉ đạo.

Đồng chí Phó Chủ tịchUBND tỉnh Nguyễn Ngọc Thạch nêu rõ: Trước đây khi khai thác nguồn vốn FDI, NinhBình cũng như cả nước chủ yếu phát triển theo số lượng, nhưng hiện nay khi ViệtNam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, tham gia nhiều hiệp địnhthương mại đa phương, song phương, vị thế của Việt Nam đã khác nên rất nhiêùdoanh nghiệp ở các quốc gia và vùng lãnh thổ đang chuyển hướng đầu tư tại ViệtNam.

Chính vì vậy, tỉnh cần xác định vị thế của mình là đối tácbình đẳng với nhà đầu tư nước ngoài, có quyền lựa chọn những dự án đầu tư nàocó hiệu quả cao nhất theo đúng định hướng phát triển. Nhưng ngược trở lại, cácdoanh nghiệp địa phương cũng cần chủ động nâng tầm về trình độ khoa học, côngnghệ, giá trị sản phẩm đáp ứng chuỗi giá trị của doanh nghiệp FDI. Đây là biệnpháp quan trọng để chúng ta có thể hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới tronggiai đoạn hiện nay.

Tại Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị đã khẳng định, việc hoànthiện thể chế, chính sách thu hút đầu tư, cần có chính sách khuyến khích hợptác, chuyển giao công nghệ dựa trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện. áp dụng nguyêntắc ưu đãi đầu tư gắn với việc đáp ứng các điều kiện, cam kết cụ thể và cơ chếhậu kiểm, yêu cầu bồi hoàn khi vi phạm các cam kết; Xây dựng cơ chế khuyếnkhích, ưu đãi thỏa đáng để tăng liên kết giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trongnước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết ngành, chuôĩgiá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sảnphẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Ngoài ra, để tăng cường nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào địaphương, đồng chí Đặng Thái Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết:Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đa dạng hoánguồn lực nhằm phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tỉnh Ninh Bìnhsẽ thiết lập các kênh hỗ trợ, cung cấp thông tin về thủ tục đầu tư, chính sáchưu đãi đầu tư vào tỉnh, đồng thời tăng cường, nâng cao chất lượng hoạt động xúctiến đầu tư, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh thông qua các cơ quan đạidiện ngoại giao ở nước ngoài, duy trì và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tổchức quốc tế như Phòng Thương mại và Công nghiệp Hoa Kỳ (AMCHAM), Phòng Thươngmại và Công nghiệp Châu Âu (EUROCHAM), Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản(JETRO), Cơ quan Xúc tiến thương mại HànQuốc (KOTRA)…

Điều đó sẽ huy động tốt các nguồn lực, trở thành động lựccho tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Bài, ảnh:Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/thu-hut-von-dau-tu-tryc-tiep-nuoc-ngoai-ia-den-luc-chung-ta-co-quyen-lya-chon-20191029081627878p2c20.htm