Thứ mà Mỹ không muốn đã có mặt: Món quà 'chết chóc' của Nga khiến NATO toát mồ hôi lạnh

Theo ý kiến của các chuyên gia quân sự giàu kinh nghiệm tất cả những gì người Mỹ có thể lấy được từ tên lửa S-400 mà không cần tự tay tháo từng con ốc vít, họ đã lấy xong.

Báo giấy và mạng gần đây đã được phủ kín những tiêu đề về việc, dường như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sắp sửa bán hoặc đã bán cho Mỹ các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga.

Ai đó trong số những người bi quan nhất đã thở dài ngao ngán: "Không thể hiểu họ nghĩ gì - mang bán cho thành viên của NATO loại vũ khí tiềm năng".

Mỹ đã đáp trả cú tát của Ankara vào mặt Washington

Căn cứ để có những tư duy kiểu này chính là các tuyên bố khá lập lờ của Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ và một vài thượng nghị sĩ Mỹ. Họ đã nói điều đó như sau:

Ngài Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ: "Thổ Nhĩ Kỳ, trong chương trình F-35 không phải là khách hàng, mà là đối tác với đầy đủ quyền hạn. An ninh của chương trình cũng quan trọng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng tôi sẵn sàng, từ quan điểm kỹ thuật, giải quyết mối lo ngại của Mỹ về vấn đề không thích hợp của S-400 và F-35".

Chỉ thế là đủ. Chương trình của Mỹ nhằm thu hút các nước khác mua chiếc máy bay tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II khó có thể được coi như "Kim Tự tháp" đa cấp.

Đúng là các máy bay vẫn được bàn giao cho "những đối tác". Dù họ phải trả số tiền điên rồ. Tập đoàn Lockheed Martin, đơn vị sản xuất những chiếc máy bay này, đã bán được hơn 500 chiếc cho 9 quốc gia. Như vậy, dù ở mức độ nào đó, hơn 1 nghìn tỷ USD chi ra cho việc sản xuất F-35 đã được thu lại.

Vấn đề đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong chương trình này, đó là việc họ mới chỉ tiếp nhận "trên giấy" có 5 chiếc máy bay, mặc dù ban đầu số lượng từng là 100.

Bằng việc áp dụng lệnh dừng cung cấp tiếp F-35, Mỹ đã đáp trả cú tát của Ankara vào mặt Washington, khi mua sắm các tổ hợp phòng không S-400 "Triumph" của Nga. Bất chấp sự phản đối lúc thì gay gắt, lúc lại xoa dịu từ phía Mỹ.

Ai muốn gì, ai lo sợ điều gì, hiện giờ đã không còn quan trọng nữa. Điều quan trọng là câu chuyện khác:

Tổng thống Erdogan đã chứng tỏ sự cương quyết và tính độc lập, còn thế giới đã bị thuyết phục rằng các máy bay tàng hình F-35 sẽ trông rất đẹp trên những màn hình radar của tên lửa S-400, toàn bộ hình dáng và thông số kỹ thuật. Và từ giờ việc khẩn thiết ngay lúc này là phải làm điều gì đó với S-400. Nhưng là điều gì?

Người Thổ rất muốn quay lại chương trình F-35. Hơn nữa, họ không chỉ mua những máy bay này, mà còn dựa vào chúng để kiềm tiền khi phối hợp sản xuất một loạt những chi tiết và phụ tùng.

Nga đã bàn giao tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga đã bàn giao tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Thêm vào đó, ngay bên cạnh sườn của người Thổ là nước Hy Lạp thù địch, được trang bị các tiêm kích F-16C/D Fighting Falcon, Mirage 2000 của Pháp vvà những chiếc F-4 Phantom đã cũ nhưng vẫn phù hợp đối với các cuộc đối đầu giữa những nước thế giới thứ hai trong vùng.

Giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp có xung đột từ xa xưa, rất khốc liệt. Hiện nay, các bên dọa nhau bằng những máy bay chiến đấu và các tổ hợp tên lửa phòng không.

Theo như chuyên gia quân sự có tiếng của hãng thông tấn TASS, ông Victor Litovkin chia sẻ, nói chung toàn bộ hệ thống phòng không của Hi Lạp được thiết lập trên cơ sở các tổ hợp của Nga. Bắt đầu từ "Strela", sau là "Osa-AKM", "Tor-M2" và cuối cùng là tên lửa S-300 tầm xa.

Cho nên vượt mặt tiềm lực của Hy Lạp về số lượng và chất lượng là nhiệm vụ luôn cấp thiết đối với người Thổ nhất là trong bối cảnh khi hai nước đang mài móng vuốt vì cuộc xung đột ngày càng leo thang xung quanh các mỏ khí trên Địa Trung Hải, đặc biệt gần đảo Síp.

Còn số phận của khối NATO, tổ chức luôn kiềm tỏa hai thành viên của mình, đang bị treo lơ lửng trên không trung dưới dạng cuộc nội chiến ngày càng hiện hữu ở Mỹ.

Mà tốt hơn tên lửa S-300 chỉ có hệ thống phòng S-400, tương tự như F-35 tốt hơn F-16. Vì trên thị trường không có những sản phẩm khác giống vậy, trong khi đó người Trung Quốc chỉ biết khoe khoang chiếc J-20 của mình, còn người Nga gắng sức sản xuất cho bản thân các tiêm kích Su-57 thế hệ thứ 5. Cho nên người Thổ cần cả hai.

Những gợi ý của Mỹ: Đổ thêm dầu vào lửa!

Dường như nắm bắt được việc người Thổ sẵn sàng chấp nhận nhiều thứ để được quay trở lại chương trình F-35, các chính khách Mỹ đã "đổ thêm dầu vào lửa". Rất có thể nước cờ mà cựu nhân viên có tiếng của Lầu Năm Góc về các vấn đề chính sách của NATO, ông Jim Townsend nói tới, đã được tính toán một cách đơn giản và được dúi vào tay Ankara.

"Tôi nghĩ rằng việc Mỹ mua tên lửa S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đó là phương pháp thông minh để kéo TT Erdogan ra khỏi mớ bòng bong mà chính ông ta đã đẩy mình vào. Và nếu điều đó giúp người Thổ tham gia vào chương trình F-35, thì thật tốt biết bao", ông Townsend đã nêu ra đề xuất thẳng thắn.

Có sao không - xứng đáng nhận được sự tha thứ bằng việc cung cấp khả năng truy cập cho các đối tác trong khối NATO của mình vào những công nghệ phòng không và phòng thủ chống tên lửa của người Nga - một ý tưởng hay. Khách quan.

Vậy là ý tưởng này ngay lập tức có thượng nghị sĩ Mỹ nắm lấy, khi chứng minh cho người Thổ thấy rằng thỏa thuận tương tự sẽ được thần thánh hóa một cách quyết liệt về khía cạnh chính trị, bất chấp cuộc chiến khốc liệt của hai đảng phái đang diễn ra trong Thượng viện Mỹ.

Vấn đề là người Mỹ thu được gì nếu như tổ hợp tên lửa S-400 đúng là sẽ rơi vào tay họ. Ta không cần phải nói tới những hệ quả chính trị và danh tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ do thỏa thuận này gây ra vì chúng đã quá rõ.

Đúng, sau khi mua sắm của Nga những tổ hợp phòng không này vào mùa thu năm 2019, Ankara đúng là đã tiếp nhận tất cả các cấu phần của hệ thống tên lửa S-400, gồm cả trạm radar và đạn tên lửa.

Nhưng! Không có gì là bí mật khi toàn bộ sản phẩm quân sự hiện đại được Nga xuất khẩu đều có những tính năng được hạ thấp xuống so với phiên bản nội địa để sử dụng trong nước.

"Trong đó là những thông số được hạ thấp. Có nghĩa là nếu S-400 của chúng ta phóng tên lửa xa 300-400km, thì phiên bản xuất khẩu chỉ có thể phóng xa 150 hoặc 160km hoặc hơn thế một chút mà thôi", ông Litovkin giải thích.

Theo ông, tổ hợp tên lửa phòng không - trước tiên đó là bộ tuyển chọn các tên lửa. Không rõ theo thỏa thuận với người Thổ, những tên lửa nào được bán kèm với các tổ hợp này.

Nhưng nếu nói rằng tổ hợp mà Nga bán cho người Thổ hoạt động trong bán kính 150km, có nghĩa là những tên lửa tầm xa có khả năng hạ mục tiêu ở cự ly tới 400km đã không được bàn giao cho Ankara.

Và sau đó, chuyên gia Nga tiếp tục phân tích, "thứ quan trọng nhất trong những khí tài này - đó là phần mềm ứng dụng". Và có thể thấy rằng, trong những tổ hợp được mang đi xuất khẩu, phần mềm ứng dụng không giống như trong các phiên bản nội địa.

Tên lửa S-400 của Nga là loại vũ khí mà nhiều quốc gia thèm muốn.

Không chỉ những khả năng bị hạ thấp…

Một chuyên gia quân sự nổi danh khác của Nga đến từ tờ "Sự thật Thanh niên", ông Victor Baranetz, khi lưu ý rằng "S-400 đã được bán cho người Thổ với những tính năng chiến đấu bị hạ thấp", chỉ ra thêm một đặc điểm:

"Nếu như ai đó cố tình chui vào hệ thống điện tử của nó, thì thiết bị phức tạp sẽ ngừng hoạt động, và không thể sửa chữa nó nếu thiếu các chuyên gia Nga".

Cuối cùng, cần phải lưu ý về đặc điểm không thiếu của các đơn hàng xuất khẩu vũ khí đó là quy định hoạt động hỗ trợ kỹ thuật bắt buộc đối với khí tài quân sự: Bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp,… định kỳ.

Như được biết, hợp đồng với người Thổ trực tiếp cấm chuyển giao các tổ hợp cho bên thứ ba. Erdogan có liều mình chịu không chỉ những khoản tiền phạt khổng lồ, mà bỏ mặc món hàng kỹ thuật phức tạp mới mua sắm không cần bảo dưỡng và sửa chữa trong tương lai để đổi lấy sự tha thứ của Washington? Đó là vấn đề…

Thêm vào đó, theo ý kiến của các chuyên gia quân sự đầy hoài nghi trong nghề, tất cả những gì người Mỹ có thể lấy được từ S-400, mà không cần tự tay tháo từng con ốc vít, họ đã lấy xong. Cũng giống như họ sở đang hữu thông tin khá đầy đủ về S-300, mà đã được tháo từng con ốc vít.

Thì sao nào? Các tổ hợp "Patriot" đã không thể bắn hạ được những tên lửa do các phiến quân Yemen phóng vào những mỏ khí, sẽ không thể giải quyết được. Điều quan trọng không phải là những con ốc vít, mà là công nghệ.

"Vậy công nghệ là gì? Công nghệ đó không chỉ là tập hợp các kiến thức và phương pháp sản xuất thứ gì đó. Đó còn là cả những nhà máy. Mà cần phải xây dựng. Và cần phải xây dựng nhiều nhà máy để sản xuất được các tổ hợp như S-400", ông Litovkin chỉ rõ.

Có nghĩa là không có bất cứ sự lo ngại về việc đánh mất những bí mật quân sự và sản xuất nào hết?

"Trước khi chui vào cục sắt nào đó ở nước ngoài, cần phải nhận được sự thống nhất ở tất cả các cấp. Bắt đầu từ Bộ Quốc phòng, Cục an ninh liên bang, Cục Tình báo đối ngoại,… Mà nhữngđơn vị này rất biết cách bảo vệ các bí mật", ông Victor Litovkin phủ nhận khả năng này.

Bảo Lam

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/thu-ma-my-khong-muon-da-co-mat-mon-qua-chet-choc-cua-nga-khien-nato-toat-mo-hoi-lanh-8202024101236307.htm