'Thủ phủ chăn nuôi' chuyển mình

Liên tiếp những năm gần đây ngành chăn nuôi ở Đồng Nai – nơi được mệnh danh là 'thủ phủ chăn nuôi' của cả nước, gặp nhiều cuộc khủng hoảng về giá cả, dư thừa và dịch bệnh. Đứng trước những thách thức to lớn này, cùng với áp lực cạnh tranh hội nhập quốc tế, ngành chăn nuôi Đồng Nai đã có nhiều bước chuyển mình hướng đến sản xuất ổn định, bền vững, gắn với nhu cầu của thị trường. Đón xuân Kỷ Hợi, 'thủ phủ chăn nuôi' đang kỳ vọng một năm mới tích cực hơn.Phóng viên :Thưa quý vị và các bạn, những mô hình chăn nuôi gắn chip theo công nghệ tiên tiến của thế giới cũng đã xuất hiện tại Đồng Nai cho thấy người chăn nuôi tại đây đã thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trại số lượng lớn, tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí giá thành và đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đây cũng là nền tảng cho việc hình thành các chuỗi sản xuất khép kín đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trang trại nuôi heo nái của anh Nguyễn Tấn Hậu tại ấp Bàu Cạn, huyện Long Thành, Đồng Nai có quy mô khoảng 1.200 con. Điểm đặc biệt ở đây là đàn heo được nuôi gắn chip. Công nghệ nuôi gắn chip được anh Hậu áp dụng sau nhiều đợt tham quan, học hỏi ở nước ngoài. Công nghệ này cho phép theo dõi hoạt động, sức khỏe của con vật trên máy tính. Từ đó, giúp lập hồ sơ để truy xuất heo, nâng cao năng suất, hạn chế dịch bệnh và tiết giảm chi phí.

Anh Nguyễn Tấn Hậu, xã Bàu Cạn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai: chăn nuôi mô hình này mình sẽ kiểm soát an toàn dịch bệnh tốt hơn. Vì người công nhân ít ra vào trại hơn, họ chỉ cần lập trình trên máy tính, chỉ có người công nhân thực sự quan sát trên heo thì mới vaà trại/

Ngành chăn nuôi Đồng Nai hiện có trên 2,5 triệu con heo và 22 triệu con gà, đóng góp 54% vào giá trị ngành nông nghiệp của tỉnh. Sau rất nhiều biến động của thị trường, những hộ chăn nuôi gà nhỏ lẻ đã gần như bị xóa sổ, thay vào đó là những trang trại công nghệ nuôi lạnh quy mô lớn.

Nhưng để tham gia vào chuỗi xuất khẩu Nhật Bản như trang trại này thì đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn cao, như phải nằm ở vùng an toàn dịch bệnh, nguồn thức ăn phải được kiểm soát, ghi chép trong chăn nuôi, đảm bảo môi trường và vệ sinh chuồng trại. Cùng với đó, trang trại này cũng chủ động xây dựng chuỗi liên kết để đảm bảo nguồn cung ổn định, chất lượng cho nhà nhập khẩu.

Ông Lê Văn Quyết CT HĐQT HTX Nông nghiệp CNC Long Thành Phát

Liên kết những người có kinh nghiệm chăn nuôi có trang trại chăn nuôi, nhiều người muốn làm nhưng làm một mình không được thì tôi tập hợp tất cả những người đó vào để làm htx.

Áp dụng công nghệ hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất theo yêu cầu của thị trường là hướng đi của nhiều doanh nghiệp chăn nuôi Đồng Nai. Toàn tỉnh Đồng Nai đã có khoảng 200 trang trại nuôi công nghệ chuồng lạnh, chiếm trên 11% tổng số trang trại, đã trụ vững trong cơn khủng hoảng về giá, và đang tiếp tục nỗ lực trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường chăn nuôi.

Ông Trần Văn Quang Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi ĐN:

Từ ngày 15/1 CPTPP có hiệu lực, như vậy người chăn nuôi ở ĐN và cả nước đang phải đối mặt với cạnh việc cạnh tranh khốc liệt, nên chăn nuôi phải tổ chức lại theo hướng tập trung, tăng năng suất, phòng chống dịch bệnh, giảm giá thành.

Cũng theo các chuyên gia, chỉ tham gia vào chuỗi từ chăn nuôi, giết mổ, phân phối, mới có thể hài hòa được lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Làm được điều này, “thủ phủ chăn nuôi” sẽ không phải chịu những kịch bản xấu lặp đi lặp lại trong những năm vừa qua.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/thu-phu-chan-nuoi-chuyen-minh