Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ASEAN có 3 trọng tâm hợp tác cần tập trung

Tại phiên toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã nêu 3 trọng tâm hợp tác mà ASEAN phải tập trung trong thời gian tới.Một người mất tích trong vụ chìm tàu ở Cô TôPhapluatNet Trong khi đang đánh bắt hải sản tại khu vực đảo Trần Đông (huyện Cô Tô, Quảng Ninh), chiếc tàu đánh cá gồm 4 ngư dân bất ngờ gặp sự cố bị chìm, một người mất tích vẫn chưa tìm thấy.ĐBQH: Cơ quan quản lý bất lực với hành vi cạnh tranh không lành mạnhPhapluatNet Sáng nay, 15/11, Quốc hội thảo luận về Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Đa số các đại biểu cho rằng, cần phải xây dựng Luật Cạnh tranh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.'Đất nước hoa hậu' Venezuela chính thức vỡ nợPhapluatNet Hãng tín nhiệm S&P mới đây đã tuyên bố đưa Venezula vào trạng thái vỡ nợ.4 người chết trong vụ xả súng ở Bắc CaliforniaPhapluatNet Ngày 14/11 vừa qua, một vụ xả súng đã xảy ra ở Bắc California khiến 4 người chết và 10 người bị thương, bao gồm cả trẻ em.

Ngày 13/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 31 và các hội nghị cấp cao liên quan đã chính thức khai mạc tại thủ đô Manila, Philippines. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước ASEAN.

Trong phiên toàn thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu trong đó nhấn mạnh 3 trọng tâm hợp tác mà ASEAN phải tập trung trong thời gian tới.

Thứ nhất, Thủ tướng đề nghị ASEAN cần tập trung vào lợi ích của người dân, nỗ lực làm mới bản sắc của mình thông qua thúc đẩy những cái chung, đặc biệt là quyết tâm chung xây dựng một ASEAN tự cường, đề cao lợi ích chung cho người dân cộng đồng và đóng góp nỗ lực để tạo dựng thành quả mang tên chung ASEAN.

Thứ hai, chú trọng hơn nữa xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và sự phát triển của doanh nghiệp thông qua thúc đẩy liên kết kinh tế và thương mại nội khối, tăng cường bổ trợ lẫn nhau giữa các nên kinh tế trong cộng đồng.

Thứ ba, cần phát huy hơn nữa vai trò trung tâm và vị thế của mình trên trường quốc tế, phấn đấu vì mục tiêu duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực.

Ngoài ra, trong bài phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu ra vấn đề Biển Đông. Thủ tướng cho rằng những diễn biến gần đây tiếp tục thu hút sự quan tâm của khu vực và quốc tế, đồng thời hoan nghênh việc các bộ trưởng đạt thống nhất về lập trường nguyên tắc tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) hồi tháng 8 tại Manila (Philippines)

Thủ tướng đề nghị các văn kiện của Hội nghị Cấp cao lần này cần phản ánh đầy đủ các nguyên tắc, lập trường như Thông cáo chung AMM 50. Những nguyên tắc gồm bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC).

Thủ tướng hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC), đề nghị sớm đàm phán thực chất COC có tính khả thi và ràng buộc pháp lý.

Cũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3, cá nhà lãnh đạo nhất trí sẽ ký kết một văn kiện, thông qua 11 văn kiện và ghi nhận 11 văn kiện khác. Các văn kiện phản ánh nội dung hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là liên quan trực tiếp đến lợi ích người dân các quốc gia ASEAN. Lễ ký văn kiện được tổ chức vào chiều 14/11.

B.An

(Ảnh minh họa)

Thông tin từ UBND huyện Cô Tô (Quảng Ninh), khu vực đảo Trần Đông ngày 14/11 đã xảy ra vụ chìm tàu, một người mất tích. Hiện bộ đội biên phòng cùng các ngư dân đang tiếp tục tìm kiếm một ngư dân mất tích do đắm tàu ngày hôm qua.

Ông Hoàng Bá Nam, Chủ tịch UBND huyện Cô Tô cho biết: “Tàu khai thác hải sản của ngư dân bị đắm ở đảo Trần Đông giáp với Móng Cái và Trung Quốc, cách Cô Tô khoảng 50 hải lý. Mấy hôm nay có không khí lạnh nên khu vực đấy sóng to”.

Trước đó, vào trưa 14/11, chiếc tàu biển số QN-90546 đang đánh bắt hải sản ở khu vực đảo Trần Đông (huyện Cô Tô) thì bất ngờ tàu gặp sự cố và chìm nghỉm.

Thời điểm xảy ra vụ việc trên tàu có bốn người gồm anh Phạm Văn Minh (24 tuổi, thuyền trưởng), ông Trần Văn Khương (44 tuổi), anh Trần Văn Nam (22 tuổi, cùng trú tại huyện Hải Hà, Quảng Ninh) và anh Phạm Văn Phương (29 tuổi, quê Hải Dương).

Lúc này một tàu khác do anh Đinh Khắc Dũng làm thuyền trưởng ở gần đó đã đến cứu được ba ngư dân, còn ngư dân Phạm Văn Phương (29 tuổi, quê Hải Dương) bị cuốn trôi mất tích.

PV (Tổng hợp)

Doanh nghiệp nội địa chịu nhiều bất công

Theo đó, các đại biểu cho rằng, Luật sửa đổi cần phải đáp ứng được yêu cầu là tạo lập, duy trì và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường…

Phạm vi điều chỉnh không chỉ giới hạn hành vi hạn chế cạnh tranh được xác lập, thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam mà còn điều chỉnh cả hành vi hạn chế cạnh tranh thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường Việt Nam.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. HCM) tán thành việc sửa luật nhưng ông cũng cho rằng, nhiều cử tri, nhất là doanh nghiệp trong nước phản ánh nhiều điều bất hợp lý, bất công là hàng hóa và dịch vụ Việt Nam vất vả giữ thị phần ở nước ngoài, đồng thời cũng phải gian khổ cạnh tranh trong nước trước sức ép của các nhà đầu tư, tập đoàn bán buôn, bán lẻ nước ngoài.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa.

Ông cho biết, không kỳ thị các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng theo ông, chúng ta đã mất rất nhiều tài nguyên, lao động giá rẻ, ưu đãi về thuế, đất cho các doanh nghiệp nước ngoài nhưng kết quả đem lại chưa tương xứng.

Gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ dược phẩm, khám chữa bệnh, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nổi lên là điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn báo động về việc đang từng bước bị loại khỏi thị trường trong nước.

Trong khi các cơ quan quản lý hầu như bất lực trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như chuyển giá, mua bán sáp nhập ở tầng trên và ở bên ngoài Việt Nam, trốn thuế bằng công nghệ cao, điều khiển vốn giữa các công ty trong cùng tập đoàn...

Đặc biệt, đại biểu Nghĩa chia sẻ, thật đau lòng khi con em chúng ta thuộc nhạc ngoại, mê phim ngoại, thần tượng ca sĩ, diễn viên ngoại, để tóc, ăn uống theo phong cách ngoại trong khi đó không biết những kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử Việt Nam.

CGV “chèn ép” doanh nghiệp Việt

Mới đây, Hiệp hội Phát hành và Phổ biến phim Việt Nam vừa có thông cáo tiếp tục tố CGV có biểu hiện kinh doanh trái phép và tiếp tục “chèn ép” doanh nghiệp Việt.

Đây không phải lần đầu tiên CGV bị tố, trong nhiều năm nay, CGV bị cáo buộc có dấu hiệu lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường để chèn ép các doanh nghiệp khác.

Theo ông Nghĩa, chúng ta không thể giải quyết những vấn đề đó bằng Luật Cạnh tranh mà còn cần nhiều chính sách, biện pháp phòng hộ khác, nhưng Luật Cạnh tranh cần đóng góp nhiều hơn trong việc tăng cường nội lực của Việt Nam.

Trong thông cáo trước đó, Hiệp hội Phát hành - Phổ biến phim cho biết, những năm gần đây, doanh nghiệp nước ngoài chiếm hơn 65% thị phần rạp chiếu phim và gần 70% thị phần phát hành phim.

Trong đó, Công ty TNHH CJ CGV (CGV) là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường với hơn 40% thị phần rạp chiếu và hơn 60% thị phần phát hành phim điện ảnh tại Việt Nam.

Theo quy định của Luật Điện ảnh và Cam kết WTO, nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 51% vốn điều lệ tại các doanh nghiệp phát hành, phổ biến phim.

CGV là doanh nghiệp có 80% vốn đầu tư nước ngoài (đầu tư trong giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO), do vậy chỉ được phép kinh doanh trong một số lĩnh vực hạn chế đã đăng ký, trong đó không được phát hành phim Việt Nam.

Minh Tuệ (Tổng hợp)

Theo S&P Global Ratings, thời gian ân hạn 30 ngày với một khoản vay đáo hạn vào tháng 10 của Venezuela đã kết thúc. Thông báo vỡ nợ được S&P đưa ra sau cuộc gặp ngày 13/11 của quan chức chính phủ Venezuela với các trái chủ ở thủ đô Caracas.

Cuộc gặp giữa chính phủ Venezuela và các trái chủ nhằm tái cấu trúc các khoản nợ. Tuy nhiên, thông tin trên Quartz nói rằng, cuộc gặp gỡ này dường như là cơ hội để Phó Chủ tịch Tareck El Aissami, nhà thương lượng nợ của Venezuela phàn nàn về Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Hơn nữa, các nhà đầu tư Mỹ cũng không thể tham gia vào việc tái cấu trúc nợ của Venezuela, vì các biện pháp chế tài cấm Mỹ nhận trái phiếu mới mà Venezuela ban hành. Nhiều chủ nợ cũng không thể đàm phán với ông El Aissami vì ông này bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ xử phạt, buộc tội buôn bán ma túy.

Người dân Venezuela phải xếp hàng nhiều giờ để chờ mua thực phẩm.

Theo S&P, số dự trữ ngoại tệ ở các quỹ của Venezuela đang ở mức thấp. Cụ thể, nước này có trữ lượng dự trữ có thể sử dụng được dưới 5 tỷ USD, chưa bằng 1/3 so với 16 tỷ USD hồi năm 2015.

Với tình hình hiện tại, nếu số người nắm giữ một loại trái phiếu bất kỳ đòi hoàn trả đầy đủ và ngay lập tức có thể sẽ châm ngòi cho nhà đầu tư các loại trái phiếu khác làm điều tương tự. Vì Venezuela không có đủ tiền để trả cho tất cả trái chủ hiện tại, nhà đầu tư có quyền lấy tài sản của nước này, chủ yếu là thùng dầu, để mang đi.

Nguồn thu nhập chính của đất nước Venezuela là từ xuất khẩu dầu mỏ. Chính phủ nước này từ nhiều năm nay đã không thể cung cấp đủ lương thực và thuốc men cho người dân. Hậu quả là người Venezuela phải xếp hàng nhiều giờ để chờ mua thực phẩm và nằm trong các bệnh viện thiếu thuốc men, thiết bị. Nếu nhà đầu tư mang dầu đi, việc thiếu hụt sẽ càng thêm trầm trọng.

Venezuela và hãng dầu mỏ quốc doanh - PDVSA hiện nợ các trái chủ hơn 60 tỷ USD. Tổng cộng, nước này nợ khoảng 196 tỷ USD, theo nghiên cứu của Harvard Law Roundtable.

Ngoài các khoản nợ trái phiếu, Venezuela còn nợ tiền Trung Quốc, Nga, các hãng cung cấp dịch vụ dầu mỏ, các hãng hàng không Mỹ và nhiều tổ chức khác.

Chính phủ Venezuela đổ lỗi cho “cuộc chiến kinh tế” do Mỹ gây ra, khiến họ ngập trong nợ nần.

Gần đây, Chính quyền Tổng thống Mỹ - Donald Trump còn áp các lệnh trừng phạt tài chính lên Venezuela và PDVSA, cấm các ngân hàng Mỹ giao dịch hoặc đầu tư vào trái phiếu phát hành mới của Venezuela.

Đồng bolivar của Venezuela đang mất giá kỷ lục, với 1 USD đổi được 55.200 bolivar. Con số này hồi đầu năm chỉ là 3.200 bolivar. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo lạm phát tại đây sẽ lên 650% năm nay và 2.300% năm 2018.

B.An

Vụ xả súng xảy ra vào khoảng 8h ngày 14/11 khi nghi phạm bắn hàng loạt người dân ở nơi hắn sống, Bobcat Lane.

Sau đó, tay súng đã trộm xe ô tô và lái đến một trường tiểu học để tiếp tục xả súng. Nghi phạm bị cảnh sát bắn chết sau đó.

Trường tiểu học, một trong những địa điểm nghi phạm xả súng.

Salvador Tello, nhân chứng vụ xả súng, cho biết khi đưa ba con tới trường ông đã nhìn thấy tay súng nã đạn, giết chết một phụ nữ. Khi rời đi, ông thấy một phụ nữ nằm chết trên đường và chồng bà bị thương nằm bên cạnh.

Được biết, nghi phạm có một khẩu súng trường bán tự động và hai khẩu súng lục, đụng độ với hai cảnh sát và họ nổ súng đáp trả, tiêu diệt nghi phạm tại hiện trường.

Hiện giới chức trách chưa xác định được động cơ gây án của kẻ xả súng, nhưng cho biết nghi phạm đầu tuần này từng dính líu đến một vụ bạo lực gia đình và trước đó vài tháng từng liên quan đến một vụ đâm dao.

M.Trí

Nguồn Pháp Luật Net: http://phapluatnet.vn/quoc-te/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-asean-co-3-trong-tam-hop-tac-can-tap-trung