Thực hiện hiệu quả Nghị định 55 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo để đưa nguồn vốn đến với hàng nghìn hộ dân, doanh nghiệp, HTX đang có nhu cầu vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó đã góp phần cùng các cấp, các ngành của tỉnh thực hiện thành công các mục tiêu của Đề án tái cơ cấu nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nhờ vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, ông Đỗ Văn Tâm, xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn đã phát triển mô hình kinh tế có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

Là đơn vị đóng vai trò chủ đạo trongthực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, hàngnăm Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Ninh Bình đã xây dựng kế hoạch vàđề ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện gói tín dụng cho vay nông nghiệp,nông thôn theo Nghị định 55 trên cơ sở bám sát định hướng phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh và chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của đơn vị.

Trong đó, đặc biệtquan tâm tới công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai Nghị định đến kháchhàng doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức chính trị - xã hội gắnvới việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đadạng hóa sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng. Chủ độngnắm bắt nhu cầu về vốn và tập trung ưu tiên vốn vay đối với lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn và tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn với cơ cấu hợp lý,giữ vững thị trường, thị phần cho vay.

Đồng thời, ký thỏa thuận và quy chế phôíhợp với các tổ chức hội, đoàn thể để thực hiện chính sách tín dụng; tiếp tụcthực hiện đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay và phùhợp với các quy định của pháp luật; nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắnthời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tíndụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn đẩy mạnh công tác thu hồi nợ đến hạn và nângcao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt độngkinh doanh.

Theo đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nôngnghiệp và PTNT Chi nhánh Ninh Bình, để chính sách cho vay nông nghiệp, nôngthôn có hiệu quả, cùng với những giải pháp trên, đơn vị đã cập nhật và áp dụngđầy đủ, kịp thời những bổ sung, sửa đổi Nghị định 55 của Chính phủ.

Gần nhất làNghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ đã ban hành sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày25/10/2018 với nhiều điểm mới như: Mở rộng đối tượng vay vốn, bổ sung thêm đôítượng chủ trang trại là cá nhân thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệpphù hợp với các quy định của pháp luật và đáp ứng các tiêu chí kinh tế trangtrại do cơ quan có thẩm quyền quy định. Nghị định cũng bãi bỏ quy định cấp cóthẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để giảm thủ tục hành chínhtrong quá trình xét duyệt, làm thủ tục cho vay.

Về mức vay, Ngân hàng Nông nghiệp vàPTNT Chi nhánh Ninh Bình đã thực hiện nâng mức cho vay tối đa không có tài sảnđảm bảo của cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất,kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng; cánhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triêụđồng.

Việc nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các khách hàng nàygóp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, nhất là ở vùng sâu, vùngxa, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng khách hàng thiếu vốn sản xuất, kinhdoanh và không có tài sản bảo đảm phải tìm đến các nguồn vốn khác như tín dụngđen.

Để khuyến khích nông nghiệp công nghệcao, các đối tượng khách hàng được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không cótài sản bảo đảm tối đa 70% giá trị của dự án, phương án. Đặc biệt, khách hàngđược sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương án sản xuất, kinhdoanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm.

Ngoài ra,Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ và chovay mới; bổ sung điều khoản Quản lý dòng tiền cho vay liên kết trong sản xuấtnông nghiệp, giúp các ngân hàng yên tâm hơn khi cho vay, góp phần hạn chế rủiro tín dụng và tạo điều kiện cho khách hàng vay không có tài sản bảo đảm tổchức tín dụng.

Theo Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chinhánh Ninh Bình, việc triển khai kịp thời những sửa đổi, bổ sung Nghị định 55cho vay các chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạtđược kết quả đáng khích lệ. Tính đến hết tháng 8, dư nợ chính sách tín dụngphục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 trên địa bàn tỉnhlà 7.959 tỷ đồng với trên 37 nghìn khách hàng có dư nợ và đang chiếm tỷ trọngcao nhất trong tổng dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn vốncủa Ngân hàng chủ yếu tập trung đầu tư cho vay chi phí phục vụ sản xuất, kinhdoanh, cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn, cho vay phục vụchương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cho vay để sản xuấtgiống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

Nhờ đó, hàng nghìn hộ nông dân,doanh nghiệp, HTX có vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, đem lạihiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nôngnghiệp, nông thôn, thực hiện tốt công tác giảm nghèo và nâng cao đời sống nhândân ở khu vực nông thôn.

Bài, ảnh: Giáng Hương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/thyc-hien-hieu-qua-nghi-dinh-55-ve-chinh-sach-tin-dung-phuc-vu-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-20190930075119261p2c21.htm