Thương mại vẫn là 'hòn đá tảng' trong quan hệ Mỹ - Trung?

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào sẽ tới Mỹ và có buổi gặp mặt người đồng cấp Gina Raimondo và Đại diện Thương mại Katherine Tai vào tuần tới, theo Reuters.

Kinh tế và thương mại đóng vai trò chủ chốt giữa hai quốc gia Mỹ - Trung. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung năm 1978, quan hệ song phương đã trải qua sóng gió, thăng trầm nhưng lĩnh vực kinh tế - thương mại luôn trên đà phát triển, gắn kết hai bờ Thái Bình Dương với nhau.

Tuy nhiên, xét từ quỹ đạo hiện tại của quan hệ Trung - Mỹ, sự “tách rời” kinh tế và thương mại sẽ trở thành một xu hướng chứ không phải quay đầu và con đường “xuống dốc chậm” là điều chắc chắn.

 Ảnh minh họa: SCMP.

Ảnh minh họa: SCMP.

Theo Reuters, Mỹ được cho là sử dụng các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh khác nhau để tăng cường “bao vây” ngành sản xuất của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu.

Kể từ năm 2017, tầm quan trọng của thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ đối với ngoại thương đã giảm ở các mức độ khác nhau.

Theo thống kê của Trung Quốc, thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã giảm từ 14,21% tổng thương mại năm 2017 xuống 12,04% vào năm 2022.

Theo thống kê của Mỹ, thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã giảm từ 16,34% tổng thương mại năm 2017 xuống 13,08%. vào năm 2022.

Xu hướng này được quyết định bởi quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của cả hai nền kinh tế lớn, đặc biệt là do sự liên kết chiến lược của Washington đối với Trung Quốc.

Lâu nay, thương mại Mỹ - Trung cho chúng ta ấn tượng chung là thuận lợi, lợi ích cân bằng, tương hỗ nên có thể duy trì lâu dài. Tuy nhiên, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào năm 2008, Nhà Trắng đã nhận ra nhiều điều.

Đồng thời, Trung Quốc, với động lực cơ bản là phát triển sản xuất, bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng.

Mỹ nhận ra rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đặt ra thách thức nghiêm trọng nhất đối với sức mạnh và nỗ lực thống trị toàn cầu của họ.

Chưa bao giờ thương mại hàng hóa giữa hai quốc gia bất kỳ trên thế giới đạt đến mức hàng trăm tỷ đô la, thế nhưng tổng thương mại hàng hóa của Mỹ - Trung đạt 690,6 tỷ đôla vào năm 2022.

Con số ấn tượng này được hình thành bởi cả thương mại và sự đan xen sâu sắc của hai nền kinh tế, bao gồm cả cuộc sống hàng ngày của những người dân thường.

Sự điều chỉnh sâu rộng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ mang lại những thay đổi về cấu trúc đối với sức mạnh kinh tế của mỗi bên. Đồng thời, sẽ xác định xu hướng tương lai của thương mại Trung Quốc - Mỹ và cả thương mại toàn cầu.

Điệp Nguyễn (Theo HSNW)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/thuong-mai-van-la-hon-da-tang-trong-quan-he-my--trung-post248855.html