Thủy tinh uốn dẻo

Hãy tưởng tượng bạn có thể uốn cong một chiếc ly thủy tinh và ngồi xem nó trở lại hình dáng ban đầu; hay bạn thả một chiếc ly thủy tinh từ trên cao nhưng nó không hề bị vỡ... Ðây là câu chuyện mà người ta kể về một nhà chế tạo thủy tinh La Mã cổ đại, người đã có công nghệ tạo ra một loại thủy tinh 'vitrium flexile' hay còn gọi là thủy tinh uốn dẻo.

Ðây là một loại thủy tinh được cho là không thể phá hủy trong thời kỳ La Mã.

Có 3 ghi chép về loại thủy tinh uốn dẻo kể trên. Ghi chép đầu tiên được nhắc đến bởi Petronius (mất năm 63 SCN) cho thấy không đủ bằng chứng rõ ràng để xác định chất liệu này có tồn tại hay không... Ghi chép thứ 2 thuộc về Pliny The Elder (một tác giả người La Mã - mất năm 79 SCN) cho thấy mặc dù câu chuyện được kể lại thường xuyên, nó có thể không hoàn toàn là sự thật. Một phiên bản khác được kể lại vài trăm năm sau đó bởi Dio Cassius.

Trong ghi chép của Petronius, một người thợ thủy tinh đã dâng cho Hoàng đế Tiberius (Hoàng đế thứ 2 của La Mã, trị vì từ năm 14 - 37 SCN) xem một bình thủy tinh. Sau khi dâng lên Hoàng đế xem thì người thợ này xin cầm lại chiếc bình rồi ném nó xuống sàn.

Bình thủy tinh của người La Mã.

Điều kỳ lạ là chiếc bình không bị vỡ mà chỉ sứt mẻ và biến dạng một chút. Hoàng đế đã bị sốc với những gì đã xảy ra, nhưng người thợ làm thủy tinh bình tĩnh nhặt chiếc cốc lên và nhanh chóng làm cho nó trở lại hình dạng ban đầu. Lo rằng công nghệ quý giá này có thể bị truyền rộng ra ngoài, Vua Tiberius đã ra lệnh chém đầu người thợ chế tạo ra nó. Vì vậy, bí mật về thủy tinh uốn dẻo cũng biến mất theo người thợ làm thủy tinh bạc mệnh kể trên.

Pliny The Elder (một tác giả người La Mã - mất năm 79 SCN) cũng kể lại câu chuyện nói trên. Pliny cho biết thủy tinh uốn dẻo đã được chế tạo bởi một nhà sản xuất thủy tinh trong thời gian của Hoàng đế Caesar Tiberius.

Vua Tiberius.

Ngay khi biết không giành được sự ủng hộ của Hoàng đế La Mã, người thợ thủ công này đã cho đóng cửa xưởng sản xuất của mình nhằm ngăn chặn giá trị của các kim loại quý như: vàng, bạc và đồng bị khấu hao bằng vật liệu mới này, nghĩa là các kim loại quý như vàng sẽ bị phá giá.

Và đây có thể là lý do khiến phát minh của người thợ La Mã làm ông bị chém đầu. Pliny cũng cho biết mặc dù câu chuyện được kể lại thường xuyên, nó có thể không hoàn toàn là sự thật.

Một phiên bản khác được kể lại vài trăm năm sau đó bởi Dio Cassius. Ông đã thay người làm thủy tinh thành một kiểu ảo thuật gia. Khi lọ thủy tinh bị rơi trên sàn nhà, nó đã vỡ vụn và người làm thủy tinh đã sửa lại như mới bằng đôi tay trần của mình.

Ngày nay, câu chuyện về thủy tinh uốn dẻo của La Mã được biết đến chủ yếu theo cách tương tự như Pliny, tức là với nhiều nghi ngờ. Tuy nhiên, đã có một số suy đoán về cách thức loại thủy tinh uốn dẻo có thể đã được chế tạo.

Ví dụ như các nhà sản xuất thủy tinh La mã có cách nào đó tiếp cận với axit boric hoặc borax, cả hai đều có thể tìm thấy trong tự nhiên. Bằng cách thêm một phần trăm nhỏ oxit boric vào hỗn hợp thủy tinh, kết quả cuối cùng sẽ là một cái gì đó tương đối không thể phá vỡ được.

Có thể thêm rằng borax được nhập khẩu từ phương Đông vào châu Âu một cách thường xuyên trong thời Trung cổ, và nó đã được các thợ thủ công sử dụng làm chất thông lượng.

Axit Boric cũng có thể được tìm thấy trong các lỗ thông hơi của Maremma Tuscan ở phía bắc Rome, mặc dù điều này được cho là chỉ được thực hiện trong thế kỷ 19, nhưng có thể nhà sản xuất thủy tinh đã vô tình tìm ra. Và nếu như người làm thủy tinh La Mã bất hạnh kia đã thật sự sáng chế ra loại nguyên liệu quý giá thủy tinh uốn dẻo, thì dường như ông đã đi trước thời đại cả hàng ngàn năm lịch sử. Và đây là một “phát minh bị mất của người La Mã”.

Văn Ưng

Nguồn CSTC: http://cstc.cand.com.vn/the-gioi-di-thuong/thuy-tinh-uon-deo-482468/