Tích cực diệt chuột bảo vệ sản xuất

Những năm gần đây, diện tích và mức độ gây hại của chuột trên lúa và các cây trồng đang có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn tỉnh. Vì vậy, ở vụ sản xuất đông xuân 2018-2019 này, để hạn chế thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra, ngay từ đầu vụ ngành nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch diệt chuột chi tiết với phương châm đồng loạt, tập trung, thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, do thời tiết năm nay thuận lợi, chuột sinh sản nhanh, nên tại một số địa phương nông dân đang gặp khó khăn trong việc bảo vệ các loại cây trồng.

Chăm sóc lúa tại xã Lạc Vân (Nho Quan)

Đếnxã Lạc Vân, huyện Nho Quan, chúng tôi được những người nông dân ở đây cho biết:Mới là đầu vụ nhưng nạn chuột phá đang diễn ra rải rác ở khắp các diện tích lúaxuân của bà con, chỗ ít thì vài khóm, chỗ nhiều cả chục m2. Người dân đã dùngnhiều biện pháp để phòng trừ như quây nilon, bỏ thuốc, đặt bẫy… nhưng không cóhiệu quả, diện tích lúa bị chuột hại ngày càng tăng.

Giađình bà Đinh Thị Là, thôn Lạc 2 vụ này gieo cấy 4 sào lúa từ đầu tháng 12 âm lịch,tuy nhiên đến thời điểm này đã có gần 1 nửa diện tích bị chuột phá. Bà Là lo lắng:“Năm nay thời tiết ấm áp nên cây lúa lên rất đẹp nhưng đi cùng với đó lại làchuột hại. Những cây lúa đã lên cao tới 30-35 cm xanh tốt nhưng chỉ qua mộtđêm, chuột cắn đôi thân, đổ rạp, vàng cháy, nham nhở. Giờ gia đình chỉ biết bónđạm thúc cho cây phục hồi, đẻ thêm nhánh. Tuy vậy cũng chẳng hy vọng gì nhiều bơỉthời điểm khi lúa trổ đòng, chuột sẽ quay trở lại cắn phá nhiều hơn. Lúc đó thìxem như mất trắng!”.

Đượcbiết, vụ đông xuân 2018-2019, HTX nông nghiệp Lạc Vân gieo cấy 387,57 ha lúa,trong đó hơn 300ha là trà xuân sớm, còn lại là trà xuân muộn. Đến nay, về cơ bảncác ruộng lúa đều sinh trưởng, phát triển khá tốt và đồng đều. Tuy nhiên vưàqua, HTX phối hợp với Trạm BVTV đi kiểm tra phát hiện một số diện tích bị bệnhđạo ôn, tập trung chủ yếu ở các giống Nếp, BC15…

Đặc biệt, tại một số ruộng đãcó hiện tượng chuột cắn phá, làm khuyết dảnh, khuyết khóm. Đồng chí Trương VănLập, Giám đốc HTX cho hay: Mặc dù, ngay từ đầu vụ, HTX đã đẩy mạnh công tác diệtchuột với 2 đợt đánh chuột đồng loạt. Tuy nhiên do địa hình phức tạp, đồng ruộnglen lỏi ven làng, ven núi, hơn nữa vụ đông năm ngoái hầu như không có rét nênchuột sinh sản thuận lợi và tồn dư sang đến vụ này. Đến nay, việc xử lý nạn chuộtvẫn rất khó khăn.

Đểchủ động phòng trừ kịp thời, giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do chuột gây ra,ngay từ cuối năm 2018, UBND tỉnh đã có kế hoạch số 89 về việc tổ chức cộng đồngquản lý chuột hại bảo vệ sản xuất nông nghiệp năm 2019. Theo đó, yêu cầu huy độngsức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn dân tham gia diệtchuột.

Diệt chuột sớm ngay từ đầu mỗi vụ sản xuất, diệt chuột đồng loạt, thườngxuyên, liên tục và mang tính cộng đồng. Đặc biệt, xác định rõ các đợt cao điểmđể phát động chiến dịch diệt chuột nhằm đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên thực tế, ởmột số địa phương chính quyền chưa tập trung chỉ đạo sát sao, còn khoán trắngcho HTX nông nghiệp hoặc tổ diệt chuột, thiếu kiểm tra, đôn đốc, giám sát.

Bêncạnh đó, kinh phí hỗ trợ cho công tác diệt chuột còn hạn chế, đồng ruộng len lỏiven làng, có nhiều trục đường giao thông đi qua, gần nhà máy, khu chuyển đôỉnên công tác đào bắt, bẫy bả còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhiều địaphương tổ chức đánh bắt chuột chưa đúng thời điểm, vị trí chưa thích hợp và sốlần đánh bắt chuột còn ít nên hiệu quả không cao.

Đồngchí Nguyễn Thị Nhung, Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở Nôngnghiệp &PTNT) cho biết: Được sự hỗ trợ kinh phí của UBND tỉnh, trong tháng1/2019, Chi cục đã tiến hành cấp phát 242.250 gói thuốc diệt chuột Cat 0,25 WPcho các địa phương để tiến hành diệt chuột.

Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai diệtchuột đồng loạt 2 đợt: đợt 1 vào giữa tháng 1 đầu tháng 2 khi đưa nước, đổ ải,làm dất và đợt 2 là ở giai đoạn sau khi cấy xong giữa tháng 2 đầu tháng 3. Tuynhiên, năm nay, do thời tiết ấm áp, chuột sinh sản thuận lợi nên đã có hiện tượngchuột hại rải rác ở một số địa phương.

Chi cục Trồng trọt và BVTV khuyến cáo:Thời gian tới, các huyện, thành phố cần coi trọng hơn nữa công tác diệt chuột;bám sát vào kế hoạch của tỉnh để xây dựng kế hoạch diệt chuột bảo vệ sản xuấtphù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cần tuyên truyền, chỉ đạo để cáccông ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng phải tham gia diệt chuột đồng loạtcùng nhân dân để công tác này được thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ. Nênđánh chuột nhiều lần trong vụ, đặt mồi nhiều lần trong một đợt nếu mật độ chuộtđông.

Phải áp dụng các biện pháp phù hợp tùy theo giai đoạn sinh trưởng của câytrồng, chú trọng biện pháp thủ công truyền thống như đào bắt, hun khói, đổ nước,sử dụng các loại cạm, bẫy, keo dính, bảo vệ và duy trì các loại động vật hoangdã là thiên địch của chuột. ở những giai đoạn nhất định, cần thiết phải sử dụngthuốc hóa học, có như vậy hiệu quả diệt chuột mới cao.

Hà Phương - Đức Lam

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tich-cyc-diet-chuot-bao-ve-san-xuat-20190306081427867p2c21.htm