Tiêm kích Su-30SM Nga mạnh nhất châu Âu đột nhiên bị 'đồng minh' giội nước lạnh: Kỳ lạ!

Belarus đã trở thành quốc gia sở hữu chiếc chiến đấu cơ mạnh nhất châu Âu - tiêm kích Su-30SM của Nga. Chúng gần như có thể 'đánh bại' bất cứ máy bay chiến đấu nào trên thế giới.

Trong bài viết nhan đề "Белорусские новости (Белоруссия): Су-30СМ взяли небо под охрану. Зачем небольшой Белоруссии такой мощный истребитель - "Chỉ thấy ở chúng những vấn đề": Belarus chỉ trích các máy bay Su-30SM của Nga", Alexander Alesin - chuyên gia quân sự người Nga đã có những lý giải tương đối thấu đáo.

Theo chuyên gia Alexander Alesin, cách đây không lâu, Belarus đã trở thành quốc gia sở hữu dòng tiêm kích mạnh nhất châu Âu - Su-30SM của Nga, tăng cường đáng kể năng lực phòng thủ cho không quân nước này bởi chúng gần như có thể "nghênh tiếp" và đánh bại bất cứ máy bay chiến đấu hiện đại nhất nào trên thế giới.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại đó là việc biên chế loại tiêm kích mới này lại có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ của Minsk với phương Tây.

Tiêm kích Su-30SM là cỗ máy chiến đấu mạnh hơn nhiều so với các thế hệ đàn anh từ thời Liên Xô vốn luôn có vị trí vững chắc trong hàng ngũ lực lượng không quân và phòng không Belarus từ nhiều năm qua.

Nhưng thật kỳ lạ, việc Nga cung cấp vũ khí trang bị không quân đắt tiền như Su-30SM được cho là chẳng những chỉ khiến Minsk gặp phải gánh nặng về tài chính, mà còn có thể khiến cho mối quan hệ với các quốc gia láng giềng của Belarus trở nên phức tạp hơn khá nhiều.

Cụ thể, hôm 01/07/2020 vừa qua, tại căn cứ phòng không - không quân số 61 đã diễn ra buổi lễ trọng thể bàn giao các tiêm kích Su-30SM mới nhận từ Nga cho Không quân Belarus đưa vào trực ban tuần tra chiến đấu.

Kể từ thời điểm đó, Belarus đã trở thành quốc gia sở hữu dòng tiêm kích hạng nặng được đánh giá là mạnh nhất ở châu Âu, với khả năng, như tạp chí Military Watch của Mỹ đánh giá là thừa sức "nghênh tiếp" và đánh bại một cách bình thản mọi máy bay chiến đấu trên thế giới.

Tất nhiên là danh sách đó cần phải loại trừ một số lượng nhỏ tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ đang được triển khai tại các căn cứ ở châu Âu.

Những chiếc tiêm kích Su-30SM đầu tiên (3 chiếc ở gần nhất) của Không quân Belarus. Ảnh: BQP Belarus.

Những chiếc tiêm kích Su-30SM đầu tiên (3 chiếc ở gần nhất) của Không quân Belarus. Ảnh: BQP Belarus.

12 chiếc tiêm kích ngốn trọn ngân sách quốc phòng cả năm

Thật vậy, vào cuối thập niên 90, khi chưa có một quốc gia nào sở hữu thậm chí tiêm kích thế hệ 4 , chứ đứng nói đến tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5, còn nguyên mẫu của dòng tiêm kích siêu cơ động với bán kính chiến đấu và radar mảng pha thụ động đáng nể này còn đang bay thử, trông rất có lợi thế.

Nhưng đến nay, đâu đó có ý kiến cho rẳng các tiêm kích Su-30SM/MKI không còn được gọi là rất hiện đại nữa khiến mối quan tâm từ các khách hàng tiềm năng ngày càng hạn chế.

Cụ thể, những chiếc tiêm kích Su-30SM này không được đưa vào gói thầu mua sắm tiêm kích đa năng hạng trung (MRCA) của Ấn Độ với sự ganh đua quyết liệt của những "anh tài" hàng đầu thế giới như EF-2000 Euro Typhoon, Rafale và Gripen của châu Âu, cũng như F-16 và F/A-18 của Mỹ.

Một số chuyên gia của Belarus còn nghi ngờ tính đúng đắn của việc Quân đội nước mua sắm những tiêm kích Su-30SM hạng nặng từ Nga khi cho rằng các tính năng kỹ-chiến thuật của chúng hơi thừa đối với một quốc gia nhỏ bé, còn giá thành và các chi phí vận hành - vượt quá những khả năng tài chính khiêm tốn của Minsk.

Như các phương tiện truyền thông Nga từng đưa tin, 12 chiếc Su-30SM sẽ tiêu tốn của ngân sách Belarus khoảng 600 triệu USD, tương đương với chi phí quốc phòng trong một năm của quốc gia này.

Tiêm kích MiG-29 của Không quân Belarus.

Giới quân sự Belarus chê Su-30SM dựa vào điều gì?

Điều quan trọng là phải đánh giá xem các quan chức quân sự cấp cao của Belarus đã dựa vào những căn cứ nào khi quyết định mua tiêm kích Su-30SM từ Nga.

Như Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Belarus, Thiếu tướng Igor Lotenkov, tuyên bố hồi tháng 2/2016, Su-30SM sẽ phải thay thế những máy bay tiêm kích MiG-29 của Liên Xô hiện đang trong biên chế của phòng không - không quân Belarus.

"Khi xem xét nội dung mà họ cung cấp cho chúng tôi, chúng tôi đã đi đến kết luận rằng việc nâng cấp đội máy bay, dù bằng số lượng ít hơn, cần không nhiều nguồn lực tài chính", ông Lotenkov tuyên bố.

Su-30SM sẽ phải thay thế không chỉ những máy bay tiêm kích MiG, mà cả các tiêm kích đánh chặn Su-27P và Su-27UB đã và đang được đưa ra khỏi biên chế bởi chúng có thể thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ, từ chiếm ưu thế trên không vừa tấn công mặt đất lại vừa làm cả chức năng trinh sát của các máy bay Su-24M/MP đã bị tiêu hủy từ lâu.

Nhưng không phải là tất cả, đẳng cấp của Su-30SM hoàn toàn vượt trội

Để bạn đọc có thể đánh giá tính đúng đắn của những lập luận do các bên đưa ra bên trên, tôi (Alexander Alesin) xin dẫn chứng các tính năng kỹ-chiến thuật thực sự của chiếc tiêm kích Su-30SM để minh chứng rằng tại sao nó xứng đáng là sức mạnh tấn công và phòng thủ đa năng, xương sống của phòng không - không quân Belarus.

Theo thông tin của nhà sản xuất - Tập đoàn "Irkut", Su-30SM "có khả năng chiếm ưu thế trên không, đủ sức khóa chặt các sân bay dã chiến của đối phương ở sâu trong tung thâm, vừa tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển, bao gồm cả ban đêm và trong những điều kiện thời tiết phức tạp.

Một trong số những chiếc tiêm kích Su-30SM đầu tiên mà Không quân Belarus mới nhận từ Nga.

Tầm bay thực tế của chiếc máy bay này là 3.000 km, với hai lần tiếp nhiên liệu trên không, tầm bay của nó có thể mở rộng hơn, lên tới 8.000 km, bán kính chiến đấu với nhiên liệu mang bên trong là 1.500km, trần bay đạt tới 17km. Vận tốc tối đa Match 2,0.

Khả năng cơ động đáng nể của cỗ máy này được xác định bằng việc sử dụng động cơ điều khiển vector lực đẩy đa chiều. Hệ thống điện tử của Su-30SM được thiết kế mở, giúp dễ dàng, đơn giản hóa việc tích hợp những thiết bị và vũ khí mới vào hệ thống sẵn có.

Hiện nay, một số tính năng của hệ thống thiết bị vô tuyến điện vốn được trang bị cho tiêm kích tàng hình Su-57 thế hệ 5, đã được ứng dụng, lặp đặt cho Su-30SM gồm radar Bars với ăng-ten lưới mảng pha bị động, giúp nâng cao đáng kể hiệu suất của hệ thống radar.

Radar Bars đảm bảo khả năng phát hiện tất cả các loại mục tiêu (mặt đất, trên không và trên biển) ở khoảng cách không dưới 150km. Hệ thống radar này có thể cùng lúc theo dõi hơn 15 mục tiêu trên không, có tính năng lựa chọn những mục tiêu ưu tiên để khai hỏa, diệt 4 trong số đó.

Chúng có thể tích hợp tùy chọn các khí tài ngắm bắn bằng hồng ngoại và laser mang theo trên những giá treo bên ngoài.

Hệ thống tác chiến điện tử của Su-30SM cũng bao gồm những tổ hợp Khibin" và Sorbtzia mới nhất có khả năng không chỉ áp chế radar công suất nhỏ của các máy bay địch, mà còn vô hiệu hóa những hệ thống công suất lớn như radar phòng không hoặc radar chiếu xạ của các tổ hợp tên lửa phỏng không trên mặt đất.

Nhờ những tính năng kỹ-chiến thuật này, khả năng tác chiến của một chiếc Su-30SM được đánh giá là gấp nhiều lần so với những chiếc máy bay thế hệ trước nên không phải ngẫu nhiên mà nó được gắn ký hiệu 4 .

Trong trường hợp cần thiết, Su-30SM có thể được sử dụng để chế áp phòng không đối phương hay làm tiêm kích đánh chặn chiếm ưu thế trên không, ném bom trinh sát, chỉ huy trên không hay thậm chí là chiếc máy bay tác chiến điện tử.

Để hoàn thành mọi nhiệm vụ, Su-30SM có tới 12 giá treo có thể mang phóng nhiều loại tên lửa không đối không và không đối đất tối tân.

Đặc biệt, trong tương lai, biến thế phóng từ trên không của tên lửa hành trình Klub, phiên bản đánh đất 3M-14AE dành cho xuất khẩu dòng tên lửa hành trình Kalibr, đã khiến cả thế giới chấn động năm 2015 ở Syria sẽ được trang bị cho Su-30SM.

Bảo Lam

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/tiem-kich-su-30sm-nga-manh-nhat-chau-au-dot-nhien-bi-dong-minh-gioi-nuoc-lanh-ky-la-8202030719333046.htm