Tiêm kích Su-75 Checkmate của Nga chịu nhiều ảnh hưởng từ Mỹ

Sự thay đổi triệt để của Nga trong thiết kế chiến đấu cơ tàng hình hạng nhẹ Su-75 Checkmate của Nga, khi chiếc máy bay này mang những đặc điểm của F-35 từ Lockheed và X-32 của Boeing.

Các nhà phân tích quân sự đã chú ý đến cách mà chiếc tiêm kích Sukhoi Su-75 Checkmate được tiết lộ vào tháng 7 năm nay tại MAKS 2021; thể hiện một sự thay đổi trong thiết kế máy bay chiến đấu của Nga, dựa trên những điểm tương đồng nổi bật của máy bay này chiến đấu tàng hình của Mỹ như F-35 và máy bay thử nghiệm Boeing X-32.

Các nhà phân tích quân sự đã chú ý đến cách mà chiếc tiêm kích Sukhoi Su-75 Checkmate được tiết lộ vào tháng 7 năm nay tại MAKS 2021; thể hiện một sự thay đổi trong thiết kế máy bay chiến đấu của Nga, dựa trên những điểm tương đồng nổi bật của máy bay này chiến đấu tàng hình của Mỹ như F-35 và máy bay thử nghiệm Boeing X-32.

Mặc dù chắc chắn là một sự khác biệt rõ rệt so với những thiết kế máy bay chiến đấu truyền thống của Nga; nhưng tiêm kích chiến đấu Su-75 cũng phản ánh sự tuân thủ học thuyết quân sự đã được kiểm nghiệm của Nga và quan điểm của nước này về chiến tranh, phần lớn vẫn không thay đổi.

Su-75 Checkmate là máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ; đây cũng là thiết kế cổ điển quay trở lại sau nhiều thập kỷ; kể từ khi chiếc máy bay chiến đấu một động cơ được thiết kế cuối cùng là MiG-23, ra đời từ cuối thập niên 1960 dưới thời Liên bang Xô viết.

Ngoài ra, không giống như bất kỳ máy bay nào của Nga trước đây, Su-75 có cửa hút gió ở cằm dưới, giống như chiếc máy bay thử nghiệm X-32 của Mỹ. Nhưng Su-75 vẫn giữ lại thiết kế hình nón, vòm che và thân trước của Su-57, với tính năng tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) bên ngoài buồng lái.

Sải cánh lớn sẽ mang lại khả năng nâng tốt hơn, một lần nữa lại rất giống với Su-57; như vậy Su-75 tiếp tục di sản và thiên hướng của Nga về khả năng siêu cơ động. Việc nó có một động cơ tạo lực đẩy, là minh chứng cho thực tế này.

Để giảm tiết diện radar (RCS), Su-75 có cấu hình cánh đuôi hình chữ V, một thiết kế chưa từng thấy trên các máy bay chiến đấu Nga. Các chuyên gia kỳ vọng, nhiều điểm tương đồng của các bộ phận giữa Su-57 và Su-75 sẽ giảm bớt gánh nặng cho các nhà máy sản xuất.

Rất nhiều thiết kế và công nghệ đã được phát triển trong Chương trình của dự án máy bay chiến đấu thế hệ 5 đầu tiên của Nga Su-57 đã được sử dụng trên Su-75. Bên cạnh việc vay mượn một số khía cạnh thiết kế, Su-75 cũng sử dụng chung hệ thống điện tử, buồng lái, trí tuệ nhân tạo (AI), phần thân trước, động cơ và hệ thống điều khiển bay của Su-57.

Điều nổi bật là Su-75 cũng tiếp thu những thiết kế trực tiếp từ F-35 của Mỹ. Đầu tiên là hệ thống quan sát quang học góc nhìn rộng, tương tự như hệ thống EODAS/ OTS đã được lắp đặt dưới thân máy bay.

Do đó, giới phân tích quân sự có thể giả định, Su-75 được sử dụng chủ yếu cho các vai trò tấn công mặt đất, cùng với liên kết chia sẻ dữ liệu được cung cấp từ các nguồn khác, kể cả từ mặt đất và trên không.

Thứ hai là hệ thống hỗ trợ hậu cần tự động Matryoshka, có khả năng lập kế hoạch hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng, sử dụng kiểm tra trước chuyến bay, dựa trên hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI); do đó giảm đáng kể chi phí khai thác và tăng hiệu quả của dịch vụ sau bán hàng.

Những ứng dụng này, có lẽ ý tưởng dựa trên hệ thống ALIS và ODIN của máy bay F-35; trong đó những hệ thống trước đây của F-35, nảy sinh một số vấn đề kỹ thuật phức tạp, do vậy phần lớn phải cứu trợ bằng các đội mặt đất của Mỹ. Do vậy đã được thay thế bằng hệ thống ALIS và ODIN.

Về bố trí vũ khí trên Su-75, tên lửa và vũ khí sẽ được đặt trong các khoang chứa vũ khí bên trong như Su-57; nhưng vẫn có sẵn các điểm treo vũ khí bên ngoài, để tăng tải trọng vũ khí. Như vậy lúc này, Su-75 không phải là một máy bay tàng hình thuần túy.

Su-75 với thiết kế cánh và thân hợp nhất, được lấy từ khái niệm '"cánh bay" của máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ. Do đó có thể khẳng định, Su-75 sẽ có khả năng tàng hình như F-22 và F-35; đồng thời Su-75 cũng dựa trên thiết kế triết lý đơn giản của Nga, dẫn đến chi phí bảo dưỡng thấp trong vòng đời.

Gần như tất cả các máy bay chiến đấu của Nga đều có thiết kế ổn định về mặt khí động học, có thể hoạt động ổn định mà không cần phần mềm bay; nên nhớ hiệu suất khí động học và động học của máy bay, có tính chất quyết định kết quả của một cuộc giao tranh.

Có lẽ Nga đã học được từ thất bại của các chương trình hiện đại quá mức như F-35 và các vấn đề bảo trì tốn kém của F-22 Raptor mà Mỹ đang gặp phải. Bên cạnh đó, Nga cũng không đặt quá cao vào khả năng tàng hình; không coi đó là yếu tố quyết định giành thắng lợi trong một trận không chiến, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Giám đốc Công ty sản xuất máy bay Thống Nhất Nga (UAC) Yuri Slyusar cũng cho biết, Su-75 có tiềm năng sửa đổi mô-đun để chuyển đổi thành chiến đấu cơ hai chỗ ngồi, bằng cách thay thế phần đầu thân máy bay.

Điều này khẳng định là Su-75 CheckMate có mục tiêu xuất khẩu rõ ràng, nhằm cạnh tranh với máy bay chiến đấu Saab Gripen của Thụy Điển, máy bay chiến đấu F-35 và F-16 của Mỹ và thậm chí có thể là cả J-10C của Trung Quốc.

Trong thời gian một năm rưỡi nữa, Su-75 sẽ phải trải qua thử nghiệm mặt đất; sau đó chuyến bay đầu tiên dự kiến là vào năm 2023 và sản xuất hàng loạt vào năm 2026. Tuy nhiên động cơ cho Su-75 là loại Izdeliye 30 hiện vẫn đang được phát triển, chưa được đưa vào sản xuất loạt.

Nhưng kể cả khi động cơ Izdeliye 30 chưa hoàn thiện, có thể Nga có thể sử dụng động cơ AL-31FP cho Su-75 (loại động cơ này cũng đang sử dụng trên máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc) và sẽ thay thế bằng động cơ Izdeliye 30 khi hoàn thiện.

Với thiết kế của Su-75 theo hướng "thiết kể mở'' hoàn chỉnh, để cho phép khách hàng nước ngoài lắp đặt các hệ thống thiết bị của Nga; hoặc do chính quốc gia đó phát triển; hoặc sử dụng thiết bị của nước thứ ba, cho thấy mục tiêu hướng tới xuất khẩu rõ ràng của Su-75.

Với chi phí sản xuất một máy bay từ 25-30 triệu USD (chưa kể chi phí bán hàng và phát triển), Su-75 có giá chưa bằng một nửa của F-35 (80 triệu USD). Tuy nhiên giá thành đến tay khách hàng nước ngoài có thể từ 50-70 triệu USD/chiếc. Với giá cả như vậy, nhiều quốc gia có thể trang bị với số lượng lớn. Su-75 cho lực lượng không quân của họ. Nguồn ảnh: Avia.

Nga khẳng định tiêm kích tàng hình một động cơ Su-75 sẽ chỉ có giá 30 triệu USD cho mỗi chiếc, tuy nhiên đây là giá chưa bao gồm kinh phí đào tạo phi công, phụ tùng thay thế và vũ khí. Nguồn: MilitaryNews.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-su-75-checkmate-cua-nga-chiu-nhieu-anh-huong-tu-my-1582643.html