Tiến độ của giấc ngủ

Nhiều người vẫn cho rằng ngủ ngáy chỉ là thói quen và lầm tưởng ngáy là âm thanh báo hiệu một giấc ngủ ngon, ngủ sâu. Nhưng “ngáy cho vui nhà” thực tế lại là mối nguy hiểm mà nhiều người chủ quan.

Tiếng ngáy chỉ được coi là bình thường và có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiếng ngáy nhỏ và đều đặn chuẩn bị cho giấc ngủ sâu. Còn khi ngủ vừa thở khó khăn như hụt hơi, vừa ngáy kèm theo chứng ngừng thở, thì lại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe. Nguy cơ đột quỵ và suy tim Trong y học, ngáy là biểu hiện chính của hội chứng ngưng thở trong khi ngủ. Về nguyên nhân, 2/3 trong số người bệnh (cả nam và nữ) là những người có thể trạng béo phì, vùng cổ to mập mà chúng ta thường gọi là “cổ nọng mỡ”, “hai cằm” sẽ đè nặng lên đường thở khi nằm ngủ; hoặc do hẹp đường thở, âm ngáy phát ra là do sự rung động của thành hầu (do luồng khí đi qua chỗ hẹp tạo thành tiếng rít). Một số yếu tố dễ dẫn đến mắc hội chứng ngáy đó là: bất thường về cấu trúc ở khối xương mặt; những người uống nhiều rượu; người dùng nhiều thuốc an thần; hoặc do bị viêm nhiễm phì đại amidan (cả người lớn và trẻ em); vẹo vách ngăn; polyp mũi; viêm VA (ở trẻ em); bị liệt dây thanh... Nếu khi ngủ bạn ngáy rất to, làm người khác không ngủ được, rồi đột ngột ngưng thở, xong lại thở trở lại, kèm ngáy hoặc tiếng nuốt hay tiếng thở nấc nghẹn. Đây chính là chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Theo một nghiên cứu tại bệnh viện MayoClinic, chứng ngừng thở khi ngủ xảy ra ở 4% phụ nữ và 9% đàn ông ở lứa tuổi từ 30 tới 60. Người mập dễ bị hơn. Có một số người, kể cả trẻ em, bị chứng bệnh này nguyên nhân là do sưng to amidan. Ở họng, có các cơ nâng đỡ những phần mềm xung quanh đường thở. Những phần mềm đó là vòm miệng mềm, lưỡi gà, amiđan và lưỡi. Khi ngủ, các cơ này giãn ra, làm hẹp đường thở của bạn, gây ra tiếng ngáy, thậm chí làm tắc đường thở, gây ngưng thở. Nồng độ ô xy trong máu khi ấy sẽ giảm xuống, não của bạn nhận cảm được điều đó và đánh thức cho bạn tỉnh lại chút ít. Các cơ ở họng được “đánh thức” và đường thở lại được thông suốt. Bạn lại thở lại, rồi lại ngáy trở lại. Một lúc sau, khi giấc ngủ sâu hơn, các cơ lại giãn hơn nữa, lại ngưng thở tiếp. Quá trình cứ thế lặp đi lặp lại trong suốt thời gian ngủ của bạn. Về ban ngày, những người mắc hội chứng ngáy hay buồn ngủ, nhất là những lúc không vận động như ngồi đọc sách báo, xem ti vi, lái xe vì vậy, mà đa phần những người bệnh này rất hay nhức đầu, cũng rất dễ va quệt xe cộ… Chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn được coi là một bệnh lý nguy hiểm, vì nó làm giảm đột ngột lượng ô xy trong máu. Khi ô xy trong máu giảm đột ngột, thì huyết áp tăng lên và tạo ra gánh nặng cho hệ tim mạch. Ngủ ngáy lâu ngày dẫn đến co thắt động mạch phổi, tăng áp lực phổi, gây suy tim, có thể gây ra biến chứng loạn nhịp tim nhanh do thiếu oxy. Khoảng một nửa số người bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn này sẽ mắc bệnh cao huyết áp, và rất dễ gây đột quỵ, chết đột ngột. Giảm chuyện chăn gối Những chuyện vợ chồng tan vỡ chỉ vì tiếng ngáy không còn là chuyện lạ. Một cuộc khảo sát tại Anh cho thấy, 1/3 cặp uyên ương hầu như không còn quan hệ tình dục chỉ vì tiếng ngáy của bạn đời. Các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Chứng ngừng thở khi ngủ và ngáy của Anh cho hay vấn đề này thường khiến các cặp vợ chồng bất hòa và thậm chí là chia tay. 81% những người có bạn đời ngáy cho biết tiếng ồn làm họ không thể ngủ nổi và 70% những cặp vợ chồng đó buộc phải ngủ riêng phòng. Bên cạnh đó, chính chủ nhân của tiếng ngáy cũng bị giảm ham muốn tình dục vì khi họ bị mắc chứng ngừng thở khi ngủ, làm cho người ta không thể ngủ ngon bình thường được, vì não bộ bị đánh thức lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm, dù chính người bệnh có khi không cảm nhận được. Do vậy ban ngày sẽ bị ngủ gà, mệt mỏi và dễ bị kích thích. Bệnh nhân tỉnh dậy với cảm giác đau đầu, khó tập trung tư tưởng, giảm ham muốn tình dục. Có thể gây hại cho não bộ Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại khoa não, trường đại học New South Wales (Australia), ngủ ngáy có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của não bộ con người. Giáo sư Caroline Rae, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết sự suy yếu chức năng não nói trên bắt nguồn từ sự thiếu hụt trong quá trình cung cấp oxy lên não. Trong y học, ngáy là biểu hiện chính của hội chứng ngưng thở trong khi ngủ Hiện tượng ngủ ngáy xuất phát từ những thay đổi trong cơ chế hóa sinh của não liên quan tới tình trạng ngưng thở tạm thời trong khi ngủ, có biểu hiện bệnh lý giống như những người trải qua một cơn đột quỵ hoặc chết lâm sàng, vì vậy ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của não bộ. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu đối với 13 người đàn ông có triệu chứng ngáy kinh niên khi ngủ, và kết luận kể cả những người chỉ ngáy nhẹ chức năng não bộ vẫn bị ảnh hưởng. Điều trị tiếng gáy Mục tiêu chính của điều trị hội chứng ngáy là điều chỉnh hoặc chỉnh hình các yếu tố gây hẹp đường thở. Ngoài việc gặp bác sĩ để xác định và điều trị cho đúng nguyên nhân, bạn cũng nên hạn chế ngáy cho mình bằng cách: - Tránh ăn uống no nê 3 giờ trước khi ngủ, vì điều này sẽ làm tăng cường sự tiết nước bọt và đó chính là những yếu tố gây chở ngại cho hô hấp. - Tránh dùng các thuốc có tính chất an thần hay gây ngủ. - Cần bỏ thuốc lá và rượu vì hai thứ này làm dày niêm mạc, gây hẹp eo họng. - Giảm cân nặng. Những người dư cân thường có cổ to và dày khiến đường hô hấp bị hẹp, gây ra những âm rung khi lưỡi và phần họng trên tiếp xúc với phần mềm vòm miệng và lưỡi gà. - Tập thể dục đều đặn.Những người có cơ bắp khỏe mạnh thường ít khi ngáy. Nếu bạn đảm bảo cho mình có một thân hình chắc khỏe kể cả các cơ bắp ở lưỡi và cổ thì đường hô hấp trên sẽ thông, không phát ra tiếng ngáy. - Khi ngủ nên nằm nghiêng hoặc nằm sấp, tránh nằm ngửa. Cách ngủ tốt nhất là nằm ở tư thế nghiêng về hai phía bởi ở tư thế nằm ngửa, hàm có xu hướng trễ xuống làm miệng há ra và dễ gây ngáy. Nếu có thói quen nằm nghiêng sau đó nằm ngửa thì hãy nhờ người bên cạnh xoay lại tư thế nghiêng như cũ. Nếu nằm ngửa, lưỡi và vòm miệng mềm khi giãn ra sẽ tụt xuống thành sau họng và che lấp đường thở. - Ngủ theo giờ giấc đều đặn, đúng giờ. Những người hay bị quấy rối giấc ngủ hoặc thiếu ngủ cũng rất dễ ngáy. Nếu bạn tập được thói quen ngủ theo giờ giấc đều đặn thì cơ thể sẽ không lâm vào tình trạng quá mệt mỏi và giúp khỏi ngáy. - Nâng đầu khoảng 18cm khi ngủ. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách chèn nhiều gối ở đầu giường. Nằm ngủ ở tư thế đầu gối cao sẽ giúp không khí lưu thông qua mũi, đường hô hấp trên và cổ họng dễ dàng hơn. - Tăng độ ẩm trong phòng. Cuống họng khô có khuynh gây âm rung hơn. Một máy điều hòa độ ẩm (humidifier) có thể giúp miệng và họng của bạn đỡ khô khi đi ngủ. - Nên dùng thuốc làm thông mũi khi ngủ, nghẹt mũi cũng làm tăng chứng ngáy to và dễ gây ngừng thở khi ngủ. Các bác sĩ cũng khuyến cáo, mức độ ngáy gia tăng theo thời gian, do đó để tránh rủi ro, những người mắc hội chứng ngáy cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Triều Dương

Nguồn DĐDN: http://dddn.com.vn/20100226030146713cat139/tien-do-cua-giac-ngu.htm