Tiến sĩ Phạm S - Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng: Cần cái nhìn khách quan về nhà kính

Hiện có một số ý kiến trái chiều về nhà kính - một trong những giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp - nhưng còn mang tính đơn chiều, chưa đặt trong mối tương quan với điều kiện tổng thể... Phóng viên Doanh nghiệp Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Phạm S – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, để làm rõ hơn vấn đề này.

PV: Chào Tiến sĩ! Lâm Đồng đượcđánh giá là tỉnh đứng đầu cả nước về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC),xin ông chia sẻ một số thông tin cụ thể?

* Tiến sĩ Phạm S: Trong 15năm qua, tỉnh Lâm Đồng luôn có những chính sách rất cụ thể, để khuyến khích cáctổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực nhằm tạo đột phá phát triển nông nghiệpứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) với lộ trình và nguồnlực hợp lý tùy theo điều kiện của tỉnh, tiểu vùng sinh thái, loại cây trồng, vậtnuôi cụ thể; nhờ đó, Lâm Đồng được đánh giá là tỉnh đứngđầu cả nước về NNƯDCNC.

Tiến sĩ Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, kết luận tại buổi làm việc với các cơ quan, doanh nghiệp bàn về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Ảnh: VH)Có thể bạn quan tâm

Nhờ thông qua áp dụng CNC, từ năm2004 diện tích ƯDCNC của tỉnh từ 45ha đến nay đã có 55.000ha (tăng 122,2 lần),chiếm khoảng 20% diện tích canh tác; diện tích nhà kính khoảng 4.500 ha, trongđó, TP. Đà Lạt chiếm khoảng 60% diệntích.

Theo thống kê, năm 2005, doanhthu của bà con từ 25 triệu đồng/ha, đến năm 2019 đạt 170 triệu đồng/ha (tăng6,8 lần), trong đó có hàng ngàn ha có doanh thu hàng tỷ đồng/ha/năm; riêng TP.Đà Lạt, năm 2005 doanh thu khoảng 65 triệu đồng/ha, đến năm 2019 đạt 350 triêụđồng/ha/năm (tăng 5,4 lần).

Thông qua phát triển NNƯDCNC, nhiêùdoanh nghiệp và nông dân phát triển nông nghiệp với quy mô sản xuất hàng hoángày một mở rộng, nông sản xuất khẩu năm sau tăng hơn năm trước 20%; nhiều nôngdân xây dựng biệt thự khang trang, mua sắm ô tô sang trọng; nhờ có thu nhập caonên nông dân tham gia đóng góp hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

PV: Thời gian gần đây,dư luận và truyền thông đang rất quan tâm đến những mặt trái do nhà kính gây ra, đặc biệt là vấn đềmôi trường,nhận định của ông về vấn đề này như thế nào?

*Tiến sĩ Phạm S: Trước hết,thay mặt địa phương, chúng tôi xin cảm ơn và ghi nhận sự quan tâm của dư luận và truyền thông đến vấn đề nhà kính trong phát triển NNƯDCNC, nông nghiệp thông minh (NNTM), gắn với vấn đề môi trường của địa phương trong thời gian qua.

Nhà kính "bừng sáng" đêm Đà Lạt (Ảnh: TL)

Tuy nhiên, với tư cách là một nhà nghiên cứu khoa học, tôi cho rằng, một sốluồng ý kiến chưa thực sự đa chiều, việc phân tích còn mang tính đơn chiều,chỉ nhìn ở khía cạnh tiêu cực, chưa đặt mối tương quan nhà kính trong điều kiệntổng thể NNƯDCNC, NNTM; môítương quan trong điều kiện biến đổi khí hậu và trước yêu cầu sản xuất nông nghiệphàng hóa của địa phương...

PV: Ông có thể giảithích rõ hơn về vấn đề này, thưa ông?

*Tiến sĩ Phạm S: Công nghệ nhà kính là một trong những giải pháp ƯDCNC trong nông nghiệp. Nhà kính có tác động tích cực về nhiều mặt,như: Kinh tế, xã hội, môi trường, phát huy các thành phần CNC, canh tác an toàn thực phẩm...

- Về tác động kinh tế: Nhiều doanh nghiệp,nông dân thu nhập hàng tỷ đồng,nhờ thông qua ứng dụng công nghệ nhà kính để có sự tương hỗ các công nghệ, tạora doanh thu cao. Tùy loại rau,hoa khi ứng dụng đồng bộ nhà kính và các CNC khác, năng suấtsẽ cao hơn 2 - 3 lần, giá trị nông sản cao hơn 1,5 - 2 lần so với cây trồngkhông trồng trong nhà kính. Đặc biệt,nhà kính góp phần khai thác giá trị tổng hợp ngành nông nghiệp thông quaphát triển du lịch canh nông ở Lâm Đồng.

- Về tác động xã hội: Khi ứng dụng nhàkính, chi phí lao động sẽ giảm nhiều do kiểm soát được cỏ dại, giảm công chămsóc làm cỏ và ứng dụng các thiết bị cảm biến tưới tự động, kiểm soát quá trìnhsinh trưởng và phát triển cây trồng, phù hợp với áp lực ngày càng thiếu lao độngở nông thôn. Nhờ đó, góp phầnhạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ trang trại có thể ởnơi xa trong và ngoài nước vẫn kiểm soát hoạt động trang trại bình thường.

Công nghệ nhà kính là một trong những giải pháp ứng dụng cộng nghệ cao trong nông nghiệp, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp (Ảnh: TL)

- Về tác động môi trường: Nhà kính sẽ tạotiểu khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái cây trồng, năng suất cao, chất lượngtốt, chủ động thời vụ, tăng hệ số sử dụng đất, giảm chi phí vật tư nông nghiệp,tiết kiệm nước tưới, quản lýtốt sâu bệnh hại hơn. Do đó, năng suất ít thiệt hại do sâu bệnh,kiểm soát phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn thựcphẩm.

- Về tác động phát huy các thành phần CNC: Nhà kính là một trong nhữnghạ tầng canh tác ƯDCNC. Do đó, nếu sử dụng nhà kính đủ chuẩn sẽtạo sự đồng bộ phát huy tác dụng các thiết bị CNC trong một trang trại. Đặcbiệt, là tiếp cận NNTM, nhưcác giải pháp IoT, điều khiển tự động; kết hợp năng lượng mặt trời, ứng dụngcông nghệ đèn LED, tích hợp công nghệ tài chính thông minh, robot, trí tuệ nhântạo, đáp ứng quá trình sản xuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, hôịnhập quốc tế dựa trên cơ sở khoa học - công nghệ.

- Về canh tác an toàn thực phẩm: Nhờ sử dụngcác vật tư nông nghiệp đầu vào giảm hơn từ 30 - 80% so với trồng ngoàitrời, đồng thời do quy mô không gian đồng bộ, có giải pháp quản lý trang trại đồngbộ các kỹ thuật, trong đó có bảo vệ thực vật, do đó sản phẩm được kiểm soát antoàn thực phẩm đáp ứng nông sản an toàn cho người sản xuất và người dùng.

PV: Cũng có ý kiến cho rằng,nhà kính là “tội đồ” gây ra sự nóng lên và ngập lụt cho TP. Đà Lạt trong thơìgian gần đây, ông đánh giá thế nào về nhận định này?

* Tiến sĩ Phạm S: Có nhiêùthông tin cho rằng, trong nhữngnăm gần đây, TP.Đà Lạt nóng lên là do nhà kính. Để làm rõ vấn đề này chúng tôi đã tập trung nghiêncứu tài liệu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu; trong vòng 100 nămqua, sở dĩ nhiệt độ tăng là xu hướng ấm lên toàn cầu.

Cùng với thông tin tăng nhiệt độ,có nhiều thông tin ngập lụt của TP. Đà Lạt trong những năm gần đây là do nhàkính (?). Qua nghiên cứu sốliệu của Trạm khí tượng Đà Lạtcho thấy, theo chuỗi số liệu thống kê từ năm 1989 đến năm 2018 thì tổng lượngmưa năm tại Đà Lạt dao động từ 1.429 đến 2.357 mm.

Các số liệu nghiên cứu về biến đổi khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Ảnh: TL)

Như vậy, chênh lệchtổng lượng mưa giữa năm mưa ít và năm mưa nhiều trong chuỗi số liệu tại Đà Lạtlà 928 mm. Tổng lượng mưa tháng ở giai đoạn từ 2009 đến năm 2018 dao động từ 14đến 312 mm. Giá trị trung bình nhiều năm của tổng lượng mưa năm trong giai đoạnnày là 1.931 mm.

Như vậy, tổng lượng mưa/năm trongnhững năm gần đây tăng đáng kể, do đó, nếu gặp thời tiết mưa với cường độ lớn,thời gian mưa kéo dài, nếu kênh mương, các dòng suối không khai thông sẽ dẫn đếnngập úng cục bộ. Như vậy, nhà kính chỉlà một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ngập cục bộ mà thôi, chứ không hoàn toàn do tiêu cực từ nhàkính…

PV: Có nghĩa là, nếu lạmdụng nhà kính sẽ gây ra một số hệ lụy, vậy đâu là nguyên nhâncủa sự phát triển tràn lan nhà kính như hiện nay, thưa ông?

*Tiến sĩPhạm S: Mặc dù chính quyền các cấp trong thời gianqua luôn phân tích, định hướng cho nông dân phát triển nhà kính bền vững. Tuy nhiên, trong thực tế, việcphát triển nhà kính quá mức kiểm soát. Sử dụng nhà kính không đủ chuẩn, phát triểnnhà kính tự phát với tốc độ nhanh.

Điều đáng nói là, một sốloại rau, hoa không nhấtthiết trồng trong nhà kính vẫn đưa vào, nên gặp phải các hạn chế, như: Tích lũy mầm mống sâu bệnh nếu công tác vệ sinh đồng ruộng không tốt,tạo dòng chảy lớn, gây bồi lắng các ao, hồ và lòng suối nếu không thường xuyênkhai thông, nạo vét lòng suối.

Bài toán hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường khi ứng dụng công nghệ nhà kính cần có lời giải phù hợp (Ảnh: VH)

Bên cạnh đó còn gây khả năng thẩmthấu nước kém, dễ thoái hóa đất; mức độ đầu tư cao trong khi nguồn lực của dâncòn có hạn nên họ làm nhà kính giản đơn không đủ chuẩn, không phát huy đồng bộcác thiết bị CNC mà chỉ cótác dụng che mưa; việc san gạt đất và lấn chiếm đất rừng để làm nhà kính ngàycàng phức tạp.

Đặc biệt, nhà kính phá vỡ cảnh quan, mỹ quan đô thị; làm tăng hiệu ứng nhàkính cục bộ tại trang trại, là một trong những nguyên nhân làm tăng nhiệt độ cụcbộ vào buổi trưa, nơi có nhiều nhà kính so với nền nhiệt độ chung của thành phố.

Chúng tôi đã có một cuộc điều trasản xuất thực tế của các hộ trồng hoa, dâu tây và rau cao cấp năm 2017 và năm2018 tại phường 7, 8 và 10 (TP. Đà Lạt). Các hộ nông dân không ai chịu nhườngcho ai để có quỹ đất tạo vành đai cây xanh, ít hộ nông dân tự giác dành quỹ đấtgia đình 15 - 20% không làm nhà kính để trồng cây xanh.

PV: Vậy theo ông, đâulà giải pháp để cân bằng giữa lợi ích kinh tế và vấn đềbảo vệ môi trường khi ứng dụng nhà kính trong phát triển NNƯDCNC của địa phương?

*Tiến sĩ Phạm S: Để giải được bàitoán hài hòa lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, theo tôi, trong thời gian tới, cầnthực hiện một số giải pháp mang tính đột phá, bền vững, đặc biệt là khắc phục tìnhtrạng phát triển tự phát về nhà kính.

Trước hết, cần rà soát sản xuất NNƯDCNC theo hướngquy mô từng loại cây trồng theo tiểu vùng sinh thái, phá vỡ tính manh mún, nhỏlẻ, tạo sản phẩm thu hoạch cùng lúc, nhằm có thời gian vệ sinh đồng ruộng; khắcphục kịp thời các nhà kính xuống cấp; tuyệt đối không để ni lông rách, cũ đểtràn lan ngoài đồng ruộng, bởi vì hàng năm ni lông cũ loại bỏ trên đồng ruộnghàng trăm tấn sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Bên cạnh đó, cần khuyến khích ngươìdân trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, không cần trồng trong nhà kính; trồngcây lâm nghiệp sinh trưởng nhanh ở trên các đỉnh đồi, ở các bờ lô, ở diện tíchđất trống các trang trại để tạo nhanh mảng xanh để chống rửa trôi xói mòn, gópphần điều hòa tiểu khí hậu trong vùng sản xuất nông nghiệp.

Tổ chức sản xuất đồng bộ và quản lýmôi trường nông nghiệp; chỉ phát triển nhà kính đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật;tăng cường liên kết sản xuất để doanh nghiệp làm hạt nhân tổ chức sản xuất quychuẩn đồng bộ. Cụ thể, doanh nghiệp hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí cho nông dânlàm nhà kính đủ chuẩn, nông dân sản xuất cung cấp sản phẩm lại cho doanh nghiệptheo mô hình liên kết chuỗi giá trị, vì nông dân hạn chế nguồn lực tài chínhnên đầu tư nhà kính không đủ chuẩn.

Nhà kính đủ chuẩn là công trìnhđược thiết kế phù hợp, có xem xét tính thẩm mỹ và tính chịu lực cao, do đó cầnđổi mới quản lý nhà kính như một số quốc gia trên thế giới; xem nhà kính làcông trình xây dựng trên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do đó, lãnh đạo địa phương chỉ cấp phép cho các nhà kính đủ chuẩn chonông dân và doanh nghiệp. Đây là mộttrong những giải pháp quản lý rất khoa học, không để nông dân tự phát làm nhàkính không đủ chuẩn phát triển tự phát.

Các ngân hàng thương mại có cơ chếtăng định suất vay, thời gian vay để các doanh nghiệp và nông dân có điều kiệnđầu tư nhà kính đúng chuẩn. Thực tế, nhu cầu này rất lớn và là nhu câùcao, song các ngân hàng thương mại còn cho rằng đây là vấn đề rủi ro cao nênchưa mạnh dạn cho nông dân vay làm nhà kính.

Cần có sự đánh giá khách quan, toàn diện đối với công nghệ nhà kính (Ảnh: VH)

Đặc biệt là TP. Đà Lạt, cần có biện pháp chế tài để bảo vệmôi trường sinh thái và phát triển chung của thành phố. Vì vậy, yêu cầu mỗi doanh nghiệp, nông dân trong quá trình canh tác phải để 15 - 20%diện tích trồng cây không nhà kính hoặc trồng cây xanh để điều hòa tiểu khí hâụvà cảnh quan. Tỷ lệ này tùy theo diện tích, nêúdiện tích trang trại nhỏ thì tỷ lệ không làm nhà kính cao, ngược lại trang trạicó diện tích lớn thì tỷ lệ không làm nhà kính nhỏ.

Chiến lược dài hạn, TP. Đà Lạt cần xây dựng đề án giảm dần và tiến đến không còn nhà kính theo từngkhu vực phường trung tâm theo hướng: Tiến hành rà soát sản xuất nông nghiệptrên địa bàn, từng bước thay đổi từng khu vực; nghiên cứu trồng cây không trongnhà kính song vẫn cho giá trị thu nhập cao, trồng các cây cảnh, dược liệu, trồngcác cây mới lạ phục vụ du khách trải nghiệm, theo nguyên tắc giảm dần nhà kínhtheo thời gian, đến một lộ trình nào đó khoảng 15 - 20 năm sau (năm 2035 - 2040)tại các phường sản xuất nông nghiệp trung tâm thành phố, như: Phường 5, 6, 7,8, 9, 10, 11, 12 không còn nhà kính để trả lại mảng xanh, tạo cảnh quan đô thịĐà Lạt…

Ngoài ra, tiếp tục thu hút các nhà đầu tư chiến lược có năng lực tàichính, có kinh nghiệm phát triển mô hình “Làng đô thị xanh”để triển khai các dự án chỉnh trang đô thị phù hợp theo xu thế thời đại. Từ đó, định hướng chuyển đổi việc làm cho nôngdân TP. Đà Lạt chuyển dầntheo hướng nông nghiệp dịch vụ, như: Du lịch canh nông, phát triển cây cảnh đặchữu, nghiên cứu chọn tạo giống, sản xuất giống cây trồng chất lượng cao phục vụthị trường trong nước và xuất khẩu, phát triển dược liệu phục vụ các dự án y tếtrong tương lai; trồng cây không nhà kính; chuyển dần sản xuất rau, hoa quy môhàng hóa sang các xã của TPĐà Lạt: Xuân Trường, Trạm Hành, Tà Nung và các huyện phụ cận trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Vâng, xin cảm ơn ông về buổi trò chuyện!

VIÊN HỮU

VIÊN HỮU

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/tien-si-pham-s-pho-chu-tich-tinh-lam-dong-can-cai-nhin-khach-quan-ve-nha-kinh/20191008100055028