Tiền thưởng cuối năm ở các nước

Do nền văn hóa và qui định khác nhau nên tiền thưởng cuối năm ở các nước cũng rất khác nhau. Như ở Nhật, tiền thưởng cuối năm của cán bộ công chức trung bình khoảng 683.000 yen Nhật (khoảng 6.324 USD). Năm 2006, thủ tướng Nhật có mức thưởng cao nhất 5.820.000 yen Nhật (khoảng 53.888 USD).

ti21 "Tiền thưởng phu nhân" ở Nhật Ở Nhật, nhiều doanh nghiệp, ngoài tiền thưởng giữa năm, cuối năm, tháng tư hằng năm cũng được thưởng nhưng không đưa cho nhân viên mà thưởng cho các... bà vợ, được gọi là tiền thưởng phu nhân. Doanh nghiệp Nhật cho rằng tiền thưởng phu nhân rất quan trọng, có tác dụng thúc đẩy phu nhân chăm sóc, ủng hộ các ông chồng nhiều hơn. Nếu nói tiền thưởng cuối năm của người Nhật chỉ là chế độ ưu đãi tất nhiên thì ở Mỹ không phải tất cả công ty đều có tiền thưởng cuối năm, hay tất cả các nhân viên đều nhận được tiền thưởng. Tiền thưởng cuối năm ở Mỹ thường chỉ phát cho nhân viên cấp trung trở lên, vào khoảng 5-10% mức lương năm; nhân viên cao cấp được 50% lương năm trở lên. Ngoài ra, nhân viên cao cấp còn được chia lợi tức rất cao. Và người Mỹ không xem tiền thưởng là sự tín nhiệm của ông chủ đối với mình như người Nhật, nếu tiền thưởng cuối năm ít, họ thường tự an ủi cứ đợi đấy, sang năm tôi sẽ được nhận mức thưởng cao hơn. Người nghèo ở Pháp được lì xì Ở Bỉ, cuối năm chia lợi nhuận nhưng phải đóng thuế cao. Giới công nhân ở nước Bỉ không được chia lợi nhuận cuối năm, còn nhân viên văn phòng được chia lợi nhuận hai phần, phần tập thể và cá nhân. Chia lợi nhuận tập thể là các nhân viên đều có, chia làm năm cấp bậc, căn cứ phòng ban và thành tích trong công việc để phân chia. Còn phân chia cá nhân chỉ căn cứ vào thành tích công việc gồm năm cấp bậc. Tổng hợp hai phần tiền thưởng, mỗi nhân viên được chia lợi nhuận từ cao đến thấp theo cấp bậc A, B, C, D... Tuy nhiên tiền lợi nhuận cuối năm ở Bỉ phải đóng thuế rất nặng, cao hơn cả mức thuế thu nhập cá nhân. Ở Pháp, người thu nhập thấp cũng có tiền đón năm mới. Vì Pháp không qui định cuối năm phải thưởng cho nhân viên, nhưng mức thưởng cuối năm của nhân viên bình quân là 8% lương năm. Những người sống nhờ bảo hiểm xã hội, cuối năm được nhận một món tiền trợ cấp đón năm mới, từ 150-500 euro. Ở Anh tiền thưởng có sự chênh lệch giữa các ngành nghề, khu vực. Tiền thưởng cuối năm ở Anh cao nhất là ngành tài chính, tư vấn và bất động sản. Mức thưởng ở TP London sẽ cao hơn các thành phố khác. Mức thưởng của cán bộ quản lý thường là 20% lương căn bản, còn nhân viên văn phòng thông thường chỉ được 6% lương căn bản. Trung Quốc: không chỉ lì xì bằng tiền Ở Trung Quốc, luật không qui định phải phát tiền thưởng cuối năm mà do các doanh nghiệp tự qui định. Nếu là doanh nghiệp nước ngoài sẽ áp dụng hình thức lương tháng 13, 14 hoặc căn cứ thành tích công việc, tình hình doanh nghiệp để phát tiền thưởng. Các doanh nghiệp nhà nước thường căn cứ tình hình hoạt động doanh nghiệp quyết định, cộng thêm hệ số lương, chức vụ... Doanh nghiệp tư nhân có cách tính toán rõ ràng hơn, như căn cứ kết quả làm việc, hoàn thành chỉ tiêu và thêm tiền lì xì của ông chủ doanh nghiệp. Ở Trung Quốc năm 2006, ba ngành có mức thưởng cao nhất là chứng khoán, tài chính, bảo hiểm; công nghệ thông tin và bất động sản, với mức thưởng 100.000 NDT (200 triệu đồng) trở lên. Còn tiền lì xì của các ông chủ doanh nghiệp, ngoài việc lì xì tiền mặt, đã xuất hiện lì xì bằng hình thức khác như vé đi du lịch, tiền đóng bảo hiểm... Mức thưởng cuối năm ở Trung Quốc cao nhất là Thượng Hải (13,5% nhân viên có mức thưởng trên 30.000 NDT - 60 triệu đồng), Quảng Châu (9,15%), Bắc Kinh (8,77%). Có giám đốc một chi nhánh công ty xây dựng ở Nam Thông nhận mức thưởng cao kỷ lục lên đến 1.500.000 NDT (khoảng 3 tỉ đồng).

Nguồn InfoTV: http://infotv.vn/quoc-te/29543-tien-thuong-cuoi-nam-o-cac-nuoc