Tiết lộ kế hoạch bán Cộng hòa Texas

Stephen Pearl Andrews, một luật sư, thành viên xã hội Houston, và người chống nạo phá thai, là người đứng sau kế hoạch giải phóng nô lệ ở Texas. Con người này cũng bị mang tiếng là phản bội tổ quốc khi từng có âm mưu bán Cộng hòa Texas cho Vương quốc Anh. Vậy thực hư chuyện động trời này là như thế nào?

Chân dung luật sư Stephen Pearl Andrews (1812 - 1886). Ảnh: Wikimedia Commons/ITHAKA.

Ý tưởng giải phóng nô lệ kỳ quặc

Năm 1843, một luật sư người New England đã gần như sắp bán được lãnh thổ Texas cho người Anh. Quý ông này là người thực hành luật chống phá thai ở tại một nơi mà khi đó gọi là Cộng hòa Texas, ông ta tên là Stephen Pearl Andrews và đã có ý tưởng giải phóng người nô lệ ở Texas để rồi từ đó, ông ta sẽ mời thế lực ngoại bang tiến vào Bắc Mỹ và chuyển giao phần lớn đất đai ở nơi này. Nỗ lực của Andrews nhằm giải phóng nô lệ ở Texas là một lời mời gọi ngoại bang xâm nhập nước Mỹ để tạo ra cái gọi là “dấu hỏi nô lệ” vào thế kỷ 19. Xét về chủ nghĩa duy tâm thì tầm nhìn kỳ quặc của Andrews là một thứ tham vọng, một thứ điển hình của người Mỹ trong thế kỷ 19. Andrews từng trải qua những năm tháng thiếu niên và đầu tuổi 20 tại một trường nữ sinh ở New Orleans do anh trai và chị dâu mở ra, cũng tại đó chàng trai trẻ đã chứng kiến tận mắt thực trạng nô lệ.

Tấm bản đồ công bố trên tờ Newark Daily Advertiser cho thấy rằng, Thượng viện Hoa Kỳ đang xem xét Phụ lục chung cho việc sát nhập Texas đã được chấp nhận bởi Hạ viện (năm 1845). Ảnh: Wikimedia Commons

Andrews sống gần gũi với một người đàn ông tên là George, một nô lệ làm việc trong ngôi trường của người anh trai. Một đêm nọ, người nô lệ kể về hoàn cảnh của mình. Những báo cáo của nô lệ George đã thổ lộ rằng trước khi đến với gia đình Andrews, ông ta đã được “sang tay” nhiều chủ. Câu chuyện của George khiến Andrews quá đỗi bi phẫn về cái gọi là “Chủ nghĩa nô lệ Mỹ”. Học xong luật và một số ngôn ngữ ở tiểu bang Louisiana, Andrews đã rời Texas - khi đó nó vẫn là một nền cộng hòa độc lập, nơi nô lệ được công nhận là hợp pháp.

Ở Houston, Andrews học về luật Texas và kiếm sống bằng nghề pháp lý nhưng giàu có là phần lớn do mua bán bất động sản. Chẳng mấy chốc Andrews cũng sớm có địa vị xã hội ở Houston. Năm 1841, Andrews lên kế hoạch theo đuổi sự nghiệp chính trị và niềm tin đạo đức trong ông trở nên thực tế hơn: Andrews thuyết phục Vương quốc Anh chịu bỏ tiền ra mua đất đai ở Texas kèm điều kiện là giải phóng hoàn toàn nô lệ cho nơi này.

Thực ra ý tưởng trên vốn có căn nguyên hẳn hoi: Năm 1833, Vương quốc Anh đã làm một số thứ tương tự khi tiến hành thủ tiêu chế độ nô lệ tại các đồn điền của Anh ở Tây Ấn. Tại đó, các chủ nô lệ đã nhận từ người Anh một số tiền tương đương 20 triệu USD nhằm bù vào số tài sản (nô lệ) bị mất của họ, mặc dù họ vẫn giữ lại đất đai. Và Cộng hòa Texas hoàn toàn có thể vượt qua Đại Tây Dương vì trợ giúp kinh tế.

Chính trị gia người Nam Carolina-James Hamilton gần đây đã vay các quốc gia châu Âu số tiền 5 triệu USD để hỗ trợ Texas. Trên tờ Thời báo Lịch sử người da đen, sử gia Charles Shively kể rằng: “James Hamilton đã thất bại trong việc vay tiền bởi những người chống chủ nghĩa phế nô Anh ra sức ngăn cản bãi nô ở Texas. Chương trình của luật sư Andrews cũng đi theo hơi hướm của chính trị gia James Hamilton”.

Luật sư Andrews đặt ra giả thuyết rằng các chủ nô lệ và chủ đất thay vì tóm lấy cơ hội để đầu cơ bất động sản thì họ sẽ hướng tới việc sử dụng tiền mặt để mua hàng hóa, các điều khoản sẽ bao gồm với việc bãi nô. Trên tờ Thời báo Lịch sử Tây Nam Mỹ, bà Madeline Stern, người viết tiểu sử của luật sư Andrews cho rằng: “Bằng cách khiến người Anh chịu bỏ tiền ra cho đất đai Texas, các chủ nô lệ có thể nhận lại khoản hoàn trả cho sự thiệt hại nô lệ của họ, và chủ nghĩa nô lệ sẽ bị thủ tiêu; người di cư Anh sẽ rót tiền vào “lãnh thổ đất đai tự do” và được bảo vệ bởi quốc kỳ Anh”.

Bất thành thương vụ “đổi đất lấy tiền”

Thương gia giàu có Lewis Tappan, người ủng hộ chủ nghĩa phế nô với luật sư Andrews. Ảnh: ThoughtCo

Ý tưởng lạ dường như không làm phiền Andrews và cũng chả gây phiền hà cho những lãnh đạo bãi nô (những người mà Andrews báo cáo về kế hoạch của mình) bao gồm thương gia giàu sụ Lewis

Tappan, một người bãi nô giàu nhiệt huyết và đồng thời từng là khách hàng của luật sư Andrews. Tappan đồng ý sử dụng ảnh hưởng của mình ở Anh. Kể cũng lạ, ý tưởng đổi đất lấy tiền không khiến Andrews hay Tappan cùng chính quyền Texas tỏ ra áy náy.

Là một diễn giả có hạng, Andrews đã tung kế hoạch ra công chúng Texas bằng cách loan báo rằng, ông ta đang đề nghị Vương quốc Anh mua đất đai Texas. Và trong lúc loan báo mình là một người bãi nô, Andrews đã lấy được lòng tin của công chúng Texas. Khi Andrews cùng làm điều tương tự với hòn đảo Galveston - một thành phố đông đúc chỉ đứng thứ 2 sau Houston - thì câu chuyện lại khác.

Sau khi đi từng đồn điền để cố gắng thuyết phục các chủ nô lệ vốn đầy bụng hoài nghi, Andrews liền tổ chức một cuộc họp công khai khác. Lần này, một đám đông có vũ trang đứng ngay trước Nhà hải quan Texas để hộ tống luật sư Andrews và đoàn tùy tùng của ông để lên thuyền quay trở về đất liền an toàn. Trở lại Houston, cảm tình của công chúng lại quay sang chống Andrews. Một phóng viên trong số tùy tùng và đồng thời là người bạn của Andrews từ London đã rò rỉ kế hoạch của ông cho báo chí. Kế hoạch Texas của Andrews là thứ thu hút công luận quan tâm.

Cho dù các áp lực kinh tế, chính trị hay quân sự đè lên vai Houston thì chỉ đơn giản rằng chúng không đủ lớn để vượt qua các khoản đầu tư từ chế độ nô lệ và sự giận dữ từ triển vọng khai thác thuộc địa của Anh quốc. Khi luật sư Andrews quay trở về nhà, cảnh tượng lần này là đám đông với dây thừng trong tay đang đứng trước ngôi nhà của Andrews.

Và cái kết không như mơ

Mối đe dọa đã khiến luật sư Andrews từ bỏ việc làm của mình (bán đất Texas cho Anh) và đào tẩu ngay trong đêm đó tới New Orleans cùng với vợ và con trai. Nhưng ngay cả New Orleans cũng không an toàn cho họ. Tác giả Madeline Stern viết trong tiểu sử của Andrews rằng: “Cảnh sát New Orleans đã được lệnh nếu nhìn thấy Andrews, phải bắt giữ ngay”.

Dù trập trùng nguy hiểm, Andrews vẫn không hề nao núng. Cầm trong tay các giấy tờ đất đai Texas, bộ đôi Andrews - Tappan đã đi tàu từ Boston sang Liverpool (Anh) vào ngày 1 tháng 6 năm 1843. Cập đất Anh, bộ đôi cùng diễn thuyết về nỗ lực của họ, họ thành lập một ủy ban về Texas để thu hút cảm tình của Thủ tướng Anh tương lai - Lord Aberdeen.

Bà Madeline Stern viết: “Luật sư Andrews đã cố gắng thuyết phục chính phủ Anh có thể cho mượn 1 triệu bảng Anh hay hơn 5 triệu USD để củng cố an ninh ở Texas hoặc tăng số tiền này để đổi đất lấy Texas kèm điều kiện là Cộng hòa Texas sẽ sửa đổi hiến pháp để tiến tới thủ tiêu hoàn toàn chế độ nô lệ. Nếu Anh đảm bảo khoản lãi suất thích hợp cho khoản vay thì khi đó Texas không những giải phóng hoàn toàn chế độ nô lệ mà còn không phải sát nhập vào Hoa Kỳ”.

Thủ tướng tương lai Lord Aberdeen dường như cho rằng kế hoạch rất đáng giá; còn bộ đôi Andrews - Tappan đã tăng cường soạn thảo tài liệu và tiến hành gặp gỡ nhiều người Anh. Bộ đôi hoàn toàn không hay biết rằng người phụ trách vấn đề Texas ở Anh, Ashbel Smith, đã từng liên lạc với Lord Aberdeen ngay trước khi Andrews - Tappan lên đường đến Liverpool.

Xa hơn, Ashbel Smith đã rỉ tai với Lord

Aberdeen rằng Andrews - Tappan không có thẩm quyền về việc “buôn bán” Texas, và hành động này sẽ không được chào đón. Lord Aberdeen không công khai ủng hộ chế độ nô lệ và cũng chả muốn can thiệp vào Texas, và đó là khi Texas sát nhập vào Hoa Kỳ như là một bang nô lệ. Mãi khi trở về Mỹ, Andrews mới hay người Anh đã biết tỏng kế hoạch của mình, ông nghĩ bị người Anh chế diễu và bêu tên trên báo chí. Kế hoạch thất bại.

Ở thời đó, hành động của luật sư Andrews bị kết án bội phản, trao quyền cho ngoại bang gây sức ảnh hưởng ở Bắc Mỹ. Về cuối đời mình, luật sư Andrews đã viết nhiều sách về kinh tế học, thuyết chính trị, xã hội học và triết lý đầu cơ. Ông còn thành lập một cộng đồng dân cư không tưởng ở Long Island gọi là Modern Times (Thời đại hiện đại). Và rồi cái cộng đồng cô lập này cũng bị thất bại nốt.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/tiet-lo-ke-hoach-ban-cong-hoa-texas-3968551-b.html