Tiết lộ về những kỹ năng sinh tồn của du kích FARC

FARC (Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia) thành lập hồi thập niên 1960 ở miền Trung Colombia bởi các nông dân, họ cầm vũ khí chống lại chính phủ, đòi hỏi đất đai và các cơ hội sống.

Trong vòng 50 năm qua, tổ chức du kích đã mở rộng trên khắp đất nước Colombia (một phần được tài trợ bằng tiền ma túy) và lớn mạnh với quân số gần 10.000 người.

Năm 2016, FARC (khi đó là tổ chức du kích lâu đời nhất ở lục địa Châu Mỹ) đã ký một thỏa thuận hòa bình với Chính phủ Colombia chính thức kết thúc nửa thế kỷ nội chiến đã tước đi sinh mạng gần 8 triệu người Colombia tức 16% tổng dân số nước này. Giờ đây, nhiều người đang nghiên cứu kỹ năng sinh tồn mà các cựu du kích quân từng được đào tạo trong những năm tháng họ sống ở rừng.

1. Ngay đêm trước đó, Ricardo Semillas và những người hàng xóm của anh ta vẫn điềm nhiên nấu nướng như thể họ vẫn là thành viên của FARC (Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia). Họ kiên nhẫn nhào trứng, nước và muối thành một dạng bột nhão, cẩn thận chia bột thành từng viên, rồi hì hụi cán dẹt những viên bột cho đến khi chúng phẳng lì, trong mờ, như một tấm voan.

Khi dầu nóng sôi sùng sục chạm vào những tấm bột, chúng sẽ phồng lên... Khi những cái bánh vàng giòn, chúng được gọi là cancharinas, một cái tên rất nổi tiếng và được hiểu là “bánh mỳ du kích”. Ngay buổi sáng khi thức dậy, họ đã đóng gói thịt bò và những cái bánh Cancharinas.

Các du kích FARC đang nấu bữa ăn trong căn bếp dã chiến của họ. Ảnh nguồn: Mario Tama / Getty Images.

Các du kích FARC đang nấu bữa ăn trong căn bếp dã chiến của họ. Ảnh nguồn: Mario Tama / Getty Images.

Nhưng, 15 cựu du kích không ra chiến trường mà thay vào đó loại thực phẩm đã cùng theo họ trong các buổi tuần hành và nội chiến đã trở thành những phần thức ăn trưa khi họ tham gia vào một cuộc đình công tầm vóc quốc gia nhằm phản đối cải cách thuế, tỷ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói lan tràn trên diện rộng trong bối cảnh của đại dịch COVID-19.

Món Cancharinas do cựu binh Semillas làm, và cùng với hàng tá loại thức ăn khác của FARC, giờ đây đang là đề tài nghiên cứu của một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu, họ tin rằng lịch sử của xung đột nội bộ của Colombia không chỉ liên quan đến các hành vi bạo lực.

Nhà nhân chủng học Tomás Vergara của Đại học Javeriana (Bogota, Colombia) giải thích rằng: “Mục tiêu của nghiên cứu là để khám phá và thu thập tài liệu về đời sống thường nhật của các du kích quân, và một lĩnh vực nghiên cứu mới mẻ rằng làm thế nào mà một tổ chức bất hợp pháp lại có thể nuôi sống hàng ngàn người trong các thung lũng, rừng rậm và núi non ở Colombia”.

Nhà nhân chủng học thực phẩm Ramiro Delgado Salazar của Đại học Antioquia (Colombia) phát biểu: “Những cuộc nói chuyện, phỏng vấn và những hội thảo ẩm thực giữa các nhà nghiên cứu và cựu lính du kích cùng hé lộ về một hệ thống lương thực ở quy mô khó mà tưởng tượng được. Họ gieo hạt, trồng trọt, thu hoạch, mang đi, cho ai đó, họ có đủ mọi loại giao dịch lương thực để nuôi sống cả một đội quân du kích khổng lồ”.

Hai năm sau đó, nhà dinh dưỡng học Isabella Fuenmayor Cadena của Đại học Javeriana đã nhìn thấy mạng lưới hệ thống lương thực của FARC thành hình ngay trên một trong các bức tường phòng ngủ của mình.

Để thực hiện luận văn tốt nghiệp đại học của mình, Cadena đã phỏng vấn 10 cựu thành viên FARC tại Comunidad Noble y de Paz Marco Aurelio Buendía vào đầu năm 2020. Sau mỗi cuộc gọi phỏng vấn, cô viết lại rồi dán chúng lên tường nhà mình. Dần dần các tờ giấy đã tiết lộ một hệ thống ẩm thực khá phức tạp với tính truyền thống, thứ bậc và tiêu chuẩn vệ sinh.

Một cựu du kích FARC đang gọt trái cây trong lán trại vào năm 2016. Ảnh nguồn: Mario Tama / Getty Images.

2. Cựu du kích Ricardo Semillas, 34 tuổi, người từng tham gia du kích từ năm 11 tuổi, giải thích: “Thực phẩm là một phần trung tâm trong đời sống của FARC”.

Sau khi cha và ông nội bị sát hại vì hoạt động chính trị ủng hộ công đoàn, đến lượt anh, mẹ đẻ và những người anh em khác đã liên tục di chuyển để tránh mối đe dọa chết chóc. Rồi Semillas gia nhập vào FARC. Họ đồng ý dù mẹ đẻ của Semilla không vui.

Semillas giải thích: “FARC đã cho tôi chổ nương tựa, họ đã cứu mạng tôi, cứu vớt cuộc đời tôi”. 15 tuổi, Semillas đã chiến đấu theo lệnh của tổ chức, nhưng không ra chiến trường mà chủ yếu làm công tác hậu cần.

Ngay ngày đầu tiên, Semillas đã phải nấu mọi thứ từ cơm trắng đến thịt xào và cacolada (thứ đồ uống đặc). Cậu được chỉ bảo bởi một người lính già rằng làm cách nào để dọn sạch rancha (khu nhà bếp dã chiến), hoặc làm cách nào để nhào bột và chiên bánh Cancharinas.

“Chúng tôi truyền kinh nghiệm cho thế hệ này nối tiếp thế hệ kia”, một người giám sát quy trình (ecónomo) cho biết như lập thực đơn hàng tuần, điều chỉnh các bữa ăn để tính toán những thành phần sẵn có và cường độ của cuộc xung đột, sáng tạo thực đơn cá nhân cho các thành viên bị ốm hoặc đang bệnh.

Một cựu ecónomo hé lộ rằng phòng chứa thực phẩm chung sẽ có 36 thành phần thiết yếu như bột, sữa bột, đường, muối, cà phê và dầu ăn.

Du kích FARC vác mía đến một nhà xưởng để sản xuất nước mía năm 2001 ở Monteadentro (Colombia). Ảnh nguồn: Carlos Villalon / Hulton Archives / Getty Images.

Đôi khi dù sống trong rừng và các khu lán trại trong rừng, nhưng các du kích FARC vẫn tiếp cận được thực phẩm đóng hộp và rượu. Ở mặt trận của Semilla, du kích thường hái trái cây từ rừng mưa nhiệt đới. Những ai đang chiến đấu gần rặng Andes thì sẽ trồng khoai tây và các loài rau chống chịu giá lạnh.

Trong suốt những thập kỷ xung đột đầu tiên, các nhóm du kích thậm chí còn đổi rau, trái cây do họ tự trồng, và chôn xuống đất để giữ lương thực được tươi lâu. FARC quản lý các đàn gia súc, có các nông trang nuôi lợn và gia cầm nằm không xa các bản làng, nông dân địa phương cùng tham gia quản lý.

Buổi ban đầu du kích FARC cũng xây dựng các lò đốt củi, khói bếp sẽ bốc ra theo một hướng được kiểm soát và tránh sự phát giác của quân đội Colombia. “Chúng tôi xây dựng bếp cạnh các cây to vì thế khói bay ra sẽ bị phân tán trong các tán cây”, Semillas giải thích.

Nhưng những bữa ăn dần phải thay đổi khi xung đột leo thang và những công nghệ giám sát đường không mới mẻ đã trao cho lục quân lợi thế hơn vào đầu thập niên 2000.

FARC đã chuyển sang dùng bếp gas và tạo ra một vị trí nghề nghiệp mới toanh:hornillero, người chuyên kiểm soát khói bếp. Những bữa ăn dần ít trang trí; chủ yếu chuyển qua ăn các món hầm và canh.

Bánh Cancharina với cơm, trứng chiên và phô mai. Ảnh nguồn: Equipo Ppu Alimento, Universidad Javeriana .

Món bánh Cancharinas có thể giữ được tới 5 ngày mà vẫn không bị hỏng kết cấu hoặc hương vị, du kích quân cũng thường xuyên cũng món minicui (sữa bột, nước, đường và bánh quy giòn) và âmajule (chuối nghiền với đường và sữa).

Quân chính phủ cũng đốt phá mùa màng của FARC, giết gia súc, và hạn chế vòng tuần hoàn lương thực của du kích với các bản làng, vì thế du kích phải chuyển qua ăn thịt rừng để tồn tại. (Bộ luật môi trường của FARC cấm săn bắn động vật hoang dã trừ phi làm trong những hoàn cảnh cần thiết).

Nhà dinh dưỡng học Fuenmayor Cadena phát biểu: “Khi 7.000 cựu du kích FARC quay trở lại xã hội Colombia, họ sẽ không bị xã hội kỳ thị là “người rừng” nữa, thực phẩm sẽ nhân cách hóa họ”.

Ricardo Semillas (giữa, đang viết) dẫn đầu các cuộc họp hàng tháng ở Comunidad Noble y de Paz Marco Aurelio Buendía. Ảnh nguồn: Courtesy of Ricardo Semillas .

Nhưng sau khi chính phủ xây từng ngôi nhà cho các cựu thành viên FARC thì mọi người bắt đầu quây quần nấu ăn tại nhà, nhiệm vụ quản lý bếp núc vào tay phụ nữ, trong khi thời họ còn cầm súng, đàn ông và đàn bà cùng nấu nướng công bằng.

Nhân viên công tác xã hội Marta Inés Valderrama Barrera, người đứng đầu một nhóm đa ngành tại Đại học Antioquia (người cũng từng làm việc với các cựu du kích FARC) phát biểu: “Hiểu về cách thức tự cung tự cấp của FARC có thể giúp các cựu du kích rời bỏ tổ chức chuyển sang đời sống dân sự”.

Vườn rau cộng đồng nơi cựu du kích Ricardo Semillas sống cùng với các đồng đội cũ và gia đình của họ. Ảnh nguồn: Courtesy of Ricardo Semillas.

Hiện tại, Ricardo Semillas và các đồng đội cũ đang tạo ra một khu vườn cộng đồng nhằm tạo ra những bữa ăn đa dạng hơn. Ricardo nói: “Chúng tôi muốn cho xã hội biết rằng những người từ FARC không như người ta từng nghĩ. Chúng tôi cũng có trái tim, cũng có cảm xúc và chuyện để kể, chúng tôi cũng yêu như ai. Chúng tôi như một xã hội của đại ngàn”.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/tiet-lo-ve-nhung-ky-nang-sinh-ton-cua-du-kich-farc-651158/