Tiết lộ về nơi tôn vinh hiền tài trấn Hải Dương

Tên Văn Miếu được ghép từ ý nghĩa vị trí địa lý nơi xây dựng : Mao nghĩa là cỏ lau, Điền nghĩa là ruộng.

Văn Miếu Mao Điền được khởi dựng bắt đầu vào những năm đầu thế kỷ 15 thời Lê Sơ, thuộc Phủ Thượng Hồng, Huyện Đường An, xã Vĩnh Lại (nay là xã Vĩnh Tuy, huyện Bình Giang). Công trình gồm 5 gian Bái đường và 3 gian Chính Tẩm đặt trên một gò đất cao. Đồng thời với Văn Miếu là trường thi Hương của trấn Hải Dương, được xây dựng tại xã Mao Điền, huyện Cẩm Giàng. Hai công trình này nằm cách nhau khoảng 1 km theo đường chim bay. Ảnh: Biển chỉ dẫn vào Văn Miếu Mao Điền bên Quốc Lộ 5 thuộc xã Vĩnh Tuy – Bình Giang – Hải Dương.

Đầu thế kỷ XVI, do Thăng Long bất ổn về chính trị nên nhà Mạc đã tổ chức 4 khoa thi Hội tại trường thi Mao Điền nên đã sáp nhập hai nơi thành một trường thi và cho kiến thiết thêm, quy mô như ngày nay. Ảnh: Mao Điền nằm giữa một cánh đồng rộng lớn. Tên Văn Miếu được ghép từ ý nghĩa vị trí địa lý nơi xây dựng: Mao nghĩa là cỏ lau, Điền nghĩa là ruộng.

Cổng Tam quan được xây dựng vững chắc, quy mô lớn và thiết kế cầu kỳ, phía trên là khuê văn các kiến trúc giống với khuê văn các ở Văn Miếu Quốc Từ Giám.

Toàn cảnh Văn Miếu nhìn từ bên ngoài, Văn Miếu rộng 10 mẫu. Từ cổng tam quan đi vào, có hồ nước, với cây cầu bắc qua dẫn vào sân chính của Văn Miếu.

Hai bên là Gác chuông, Gác Trống đối xứng nhau, nằm phía hai đầu hồi nhà giải vũ. Kiến trúc thiết kế lầu chuông, lầu trống ở đây có dáng dấp giống thủy đình dùng làm nơi múa rối nước. Phía trước là hồ nước trong xanh với hàng cau thẳng tắp.

Lầu chuông, lầu trống được kiến thiết theo phong cách kiến trúc truyền thống với hai tầng tám mái hoàn toàn bằng gỗ lim. Không dùng nhiều họa tiết trang trí cầu kỳ mà nhìn vẫn đẹp một vẻ đẹp mềm mại uyển chuyển.

Chiếc chuông đồng cổ giờ vẫn còn được lưu giữ vẹn nguyên.

Theo tục xưa, tiếng chuông, tiếng trống là tiếng tập hợp các học trò khi thầy có việc cần hoặc để báo giờ nghỉ.

Tiếp đến Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu và nhà Tây Vu. Trong hai dãy nhà treo danh sách tên các tiến sĩ đỗ đạt.

Các bảng vàng lưu tên 637 vị tiến sĩ quê Hài Dương đỗ đại trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam. Trong đó có khoa thi Ất Mùi năm Đại Chinh thứ 6 (1535), trấn Hải Dương có Nguyễn Bỉnh Khiêm, người nổi tiếng Thủ khoa cả ba kỳ thi : Hương - Hội - Đình, được triều đình phong tặng Trạng nguyên. Nữ tiến sĩ đầu tiên của cả nước Nguyễn Thị Duê, lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi…

Giữa sân là cây gạo cổ thụ hơn 200 tuổi. Đây là cây lưu niệm được trồng trong đợt kiến thiết lại Văn Miếu năm 1801, dưới thời Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn.

Đền Trình khang trang gần với gian chính của Văn Miếu.

Đối diện với Đền trình trong khoảng sân là nhà truyền thống giáo dục xứ Đông ( nay là tỉnh Hải Dương).

Nhà ngoài nhà lớn 7 gian, mái cong vút, chạm trổ hình rồng, phượng, áp sát vào nhau. Đây là nơi tụ hội hội bái lễ của các bậc quan trường học giả.

Ban thờ chính trong Văn Miếu.

Hiện nay tại Mao Điền còn hai di vật cổ vẫn được lưu giữ khá nguyên vẹn chính là chiếc khánh đá và lư hương bằng đá được chế tác từ thời Tây Sơn.

Khu vực hậu cung có Đền Khải Khánh thờ Thân phụ và Thân mẫu Khổng Tử.

Lối đi hai bên gian chính dẫn ra hậu cung.

Phía sau hậu cung là lô cốt Pháp xây dựng.

Di vật Lư hương đá từ thời Tây Sơn.

Bức tranh treo trong nhà Giải vũ mô phỏng lại kỳ thi được tổ chức tại Mao Điền thời phong kiến.

Theo Hải Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tiet-lo-ve-noi-ton-vinh-hien-tai-tran-hai-duong/20200114070103048