Tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Nagorno-Karabakh

Xung đột ở Nagorno - Karabakh đã diễn ra hơn chục ngày và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Hiện tại, không có một giải pháp chính trị khả thi nào cho cuộc xung đột này. Cuộc họp hòa giải đầu tiên đã được tổ chức vào ngày 8-10 tại Geneva (và Thứ hai tới tại Moscow) nhưng hai bên xung đột đã và sẽ không gặp nhau.

Làm thế nào để tìm kiếm một giải pháp chính trị và ai có thể khởi xướng?

Ở Nagorno-Karabakh, chiến sự đang ngày một gay gắt. Từ 21h ngày 7-10 đến 5h sáng 8-10, Stepanakert, thủ đô nước Cộng hòa tự xung Nagorno Karabakh lại trở thành mục tiêu bị Azerbaijan oanh tạc nhiều lần. Về phía Azerbaijan, chính quyền tố cáo quân ly khai Armenia đã “nổ súng vào các khu vực sinh sống” của dân thường. Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết có người chết và bị thương. Theo số liệu chính thức của các bên, kể từ khi xung đột bùng nổ đến nay, đã có tổng cộng 19 thường dân Armenia và 44 thường dân Azerbaijan thiệt mạng.

Hôm 7-10, thủ tướng Armenia tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijzan đang tiếp tục hành động diệt chủng nhắm vào người Armenia thông qua các hành động khủng bố ở Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, theo hãng tin Nga Tass, Thủ tướng Armenia tuyên bố sẵn sàng nhượng bộ ở Nagorno-Karabakh nếu Azerbaijan cũng làm như vậy. Trước đó, Pháp, Nga và Mỹ, ba nước đồng chủ tịch Nhóm Minsk (Nga, Pháp, Mỹ) về vấn đề Nagorno-Karabakh trong Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) từ đầu những năm 1990, tiếp tục kêu gọi Erevan và Bakou ngừng giao tranh.

Quân đội Azerbaijan tấn công khu vực Nagorno – Karabakh.

Quân đội Azerbaijan tấn công khu vực Nagorno – Karabakh.

Trả lời AFP, Đại sứ Azerbaijan tại Pháp cho rằng giải pháp duy nhất là Armenia phải rút quân khỏi vùng ly khai nằm trên lãnh thổ Azerbaijan nhưng có đa số dân cư là người Armenia. Trước đó, Tổng thống Azerbaijan từng khẳng định sẽ không có chuyện đàm phán với Armenia, nếu Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bác đề xuất của ba cường quốc Pháp, Mỹ và Nga.

Trong khi hơn nửa dân số nước Cộng hòa tự xưng Nagorny-Karabakh đã phải di tản, ngày 8-10, một cuộc họp giữa Pháp, Nga và Mỹ, ba nước đồng chủ tịch nhóm hòa giải được tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ để bàn về cuộc khủng hoảng này. Thorniké Gordadze, chuyên gia tại Đại học Sciences Po Paris, cựu bộ trưởng Gruzia chịu trách nhiệm về hội nhập châu Âu đã có bài trả lời phỏng vấn về hãng tin Pháp AFP vấn đề này.

Theo ông Thorniké Gordadze, một cuộc đối thoại nhằm giải quyết vấn đề phải được tạo điều kiện bởi các cường quốc khu vực có ảnh hưởng đối với những bên tham chiến. Các cường quốc khu vực này, trên hết là Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyên gia Gordadze cho rằng phương Tây, Liên minh châu Âu và Mỹ đều có ảnh hưởng và có thể quay trở lại khu vực. Sức ảnh hưởng của những nước này đã giảm đáng kể trong những năm gần đây do họ chỉ hoạt động tích cực hơn vào những năm 1990 và đầu những năm 2000.

Đại diện nhóm Minsk họp bàn về vấn đề Nagorno-Karabakh.

Trả lời câu hỏi về điều kiện cần thiết để bắt đầu các cuộc họp hòa giải được tổ chức tại Geneva và Moscow để tiến tới mở các cuộc đàm phán giữa Azerbaijan và Armenia, ông Thorniké Gordadze cho rằng điều kiện đầu tiên là các bên cần chấm dứt thù địch. Chúng ta vẫn có thể đàm phán trong khi các cuộc đối đầu quân sự tiếp diễn. Nhưng, trong trường hợp này, các cuộc đàm phán sẽ thực sự bị ảnh hưởng bởi tình hình trên chiến trường. Để có các cuộc đàm phán hòa bình, các cường quốc khu vực, cụ thể là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu và Mỹ cần thúc đẩy để tiến tới đàm phán một hiệp ước hòa bình cuối cùng.

Đã 26 năm kể từ khi các hành động thù địch giữa Armenia và Azerbaijan tạm chấm dứt vào năm 1994, 28 năm kể từ khi nhóm Minsk được hình thành từ năm 1992 để tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Nagorno-Karabakh nhưng những nỗ lực này đã không mang lại kết quả gì. Đây cũng là nguyên nhân khiến xung đột bùng phát trở lại cách đây ít ngày. Chúng ta không thể đứng yên mãi trong nhiều năm như thế. Cần phải tiến lên trong quá trình đàm phán.

Về việc châu Âu và người Mỹ có vẻ như không đủ động lực để can dự vào cuộc xung đột này, ông Thorniké Gordadze đưa ra đánh giá rằng châu Âu và người Mỹ không thiếu động lực. Điều còn thiếu hiện tại chính là sự thiếu sức ảnh hưởng của hai chủ thể này trong khu vực. Về Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp ủng hộ Azerbaijan. Ankara tin rằng Azerbaijan phải giành lại các vùng lãnh thổ mà đồng minh của họ đã mất vào những năm 1990 để đảo ngược tiến trình đàm phán có lợi cho Azerbaijan. Nga thì lại có vẻ như đang trì hoãn: hiện tại nước này vẫn chưa thực sự tham gia vào cuộc xung đột và bằng lòng với các tuyên bố kêu gọi những bên tham chiến ngừng bắn.

Người đàn ông lớn tuổi đứng trước ngôi nhà bị phá hủy sau khi Azerbaijan pháo kích vào thành phố Stepanakert của vùng Nagorno-Karabakh ngày 7-10.

Theo ông Thorniké Gordadze, thái độ này của Nga được thúc đẩy bởi 2 yếu tố. Thứ nhất, Nga, quốc gia đã ký hiệp ước đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ của Armenia nên không muốn tham gia nhiều vào cuộc xung đột. Điều đó cho thấy, Armenia vẫn là đồng minh của Nga. Các nhà chức trách Armenia cũng đã cố gắng trấn an Moscow vì họ không có nhiều giải pháp thay thế để đảm bảo an ninh cho đất nước của họ.

Nhưng, Nga có ít mối quan hệ với chính phủ này hơn so với các chính phủ trước. Nga không vội bảo vệ Armenia như trước đây. Và ngoài ra, Nga đang cố gắng tái cân bằng quan hệ với Azerbaijan, điều cho thấy nước này có một đồng minh hùng mạnh khác trong khu vực, đó là Thổ Nhĩ Kỳ. Trên thực tế, bằng cách làm sâu sắc hơn quan hệ đồng minh với Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan đã nâng cao giá trị của mình đối với Nga và hiện đang có điều kiện yêu cầu Moscow nhượng bộ nhiều hơn.

Chuyên gia Thorniké Gordadze đánh giá rằng đó có thể là một chiến thuật. Nhưng theo ông, Moscow cũng lo lắng về việc tăng cường quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan và không muốn để mất Bakou hoàn toàn. Ông Gordadze tin rằng Nga sẽ can thiệp dứt khoát hơn nếu Azerbaijan tiến xa hơn và tấn công trực tiếp Armenia chứ không chỉ các khu vực lân cận Karabakh do Armenia chiếm đóng.

Mộc Thạch (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: http://antg.cand.com.vn/su-kien-binh-luan-antg/tim-giai-phap-chinh-tri-cho-van-de-nagorno-karabakh-615303/