Tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở những người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính nặng như tăng huyết áp và đái tháo đường. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều trường hợp những người trẻ tuổi bị nhồi máu cơ tim nhập viện và được can thiệp. Điều này cho thấy tất cả chúng ta cần tìm hiểu để có kiến thức về bệnh lý này. Các yếu tố nguy cơ để làm giảm khả năng bị nhồi máu cơ tim. Bao gồm:

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra ở những người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính nặng như tăng huyết áp và đái tháo đường. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều trường hợp những người trẻ tuổi bị nhồi máu cơ tim nhập viện và được can thiệp. Điều này cho thấy tất cả chúng ta cần tìm hiểu để có kiến thức về bệnh lý này. Các yếu tố nguy cơ để làm giảm khả năng bị nhồi máu cơ tim. Bao gồm:

-Có các bệnh lý chuyển hóa:

1. Tăng huyết áp có thể phá hủy những động mạch nuôi dưỡng tim

2. Đái tháo đường

3. Nồng độ cholesterol và triglycerid máu cao: nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) còn gọi là "cholesterol xấu" có nhiều khả năng làm hẹp các động mạch nhiều nhất.

4. Béo phì: béo phì có liên quan tới nồng độ cholesterol máu cao, nồng độ triglycerid cao, cao huyết áp, đái tháo đường. Tuy nhiên, chỉ cần giảm 10% trọng lượng cơ thể thì có thể làm giảm những nguy cơ này.

-Thuốc lá: bao gồm cả những người hút thuốc lá và những người hút thuốc lá thụ động trong thời gian dài.

-Tiền sử gia đình có người bị nhồi máu cơ tim: nếu anh chị em ruột, bố mẹ hoặc ông bà bị nhồi máu cơ tim sớm (55 tuổi đối với nam, 65 tuổi đối với nữ).

-Ít vận động: không vận động góp phần làm cho nồng độ cholesterol máu cao và béo phì. Những người tập thể dục thường xuyên có hệ tim mạch tốt hơn, gồm cả giảm tình trạng huyết áp cao.

-Stress.

-Sử dụng chất kích thích: sử dụng các chất kích thích như cocain, amphetamin có thể kích hoạt một cơn co thắt mạch vành có thể gây nên nhồi máu cơ tim.

-Tiền sử tiền sản giật: tình trạng này làm huyết áp cao trong suốt quá trình mang thai và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim.

-Các bệnh tự miễn: mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ hệ thống có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/119_225132_tim-hieu-ve-cac-yeu-to-nguy-co-cua-nhoi-mau-co-tim.aspx