Tìm thấy hai phôi hành tinh quanh sao lạ

Sử dụng Camera cận hồng ngoại (NIRC2) trên kính viễn vọng Keck II tại Đài thiên văn WM Keck ở Maunakea ở Hawaii, các nhà thiên văn học đã chụp trực tiếp hai phôi hành tinh tên là PDS 70b và PDS 70c.

PDS 70 là một ngôi sao loại K7, nằm cách xa 370 năm ánh sáng trong chòm sao Centaurus. Còn được gọi là V * V1032 Cen và IRAS 14050-4109, ngôi sao này chỉ mới 5,4 triệu năm tuổi.

 Nguồn ảnh: Inverse

Nguồn ảnh: Inverse

Nó lưu trữ hai protoplanet (phôi hành tinh) tên là PDS 70b và c, và một đĩa tiền hành tinh rộng lớn từ 20 đến 40 AU.

Phôi PDS 70b nằm trong tiền vành đĩa cách khoảng 21 AU so với ngôi sao chủ. Nó có khối lượng từ 4 đến 17 lần so với khối lượng Sao Mộc.

Còn PDS 70c nằm gần rìa ngoài của khe tiền vành đĩa ở vị trí 34,5 AU tính từ ngôi sao chủ, tương tự như khoảng cách của sao Hải Vương với Mặt trời của chúng ta. Nó ít đồ sộ hơn PDS 70b, nặng từ 1 đến 10 lần so với Sao Mộc.

Bên cạnh đó, PDS 70 còn là hệ thống đa hành tinh được biết đến đầu tiên là nơi các nhà thiên văn học có thể chứng kiến sự hình thành hành tinh.

Tiến sĩ Jason Wang, một nhà thiên văn học thuộc Khoa Thiên văn học tại Caltech cho biết, phôi hành tinh hình thành từ một vành đĩa bụi và khí bao quanh một ngôi sao mới sinh.

Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí Thiên văn Quốc tế.

Mời quý vị xem video: Ngôi sao Già Hơn Vũ trụ 200.000.000 Năm tuổi. Nguồn video: Soi sáng.

Huỳnh Dũng (theo EarthSky)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tim-thay-hai-phoi-hanh-tinh-quanh-sao-la-1401592.html