Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma: Nơi để các anh trở về

'Nay con đã về nhà rồi, về đây cùng các anh em', cụ Võ Ta, cha của liệt sĩ Võ Đình Tuấn, chia sẻ sau chuyến viếng thăm Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.

Cận cảnh khu tưởng niệm 64 chiến sĩ Gạc Ma Khu tưởng niệm Gạc Ma nhằm giáo dục cho thế hệ mai sau về sự hy sinh anh dũng của 64 chiến sĩ, trước sự xâm chiếm trái phép của Trung Quốc.

Vòng tròn bất tử - là tên gọi của cụm tượng đài khu tưởng niệm các chiến sĩ anh dũng hy sinh ở đảo Gạc Ma (tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa).

Từ tháng 3/2014, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, để xây dựng khu tưởng niệm. Tháng 3/2015, viên đá đầu tiên của công trình đã được đặt nền móng. Đến ngày 27/7/2017, khu tưởng niệm khánh thành giai đoạn 1.

Nhiều di ảnh, bút tích của các chiến sĩ, cũng như diễn biến trận chiến rạng sáng 14/3/1988 được trưng bày.

Khu tượng đài chính mô phỏng các chiến sĩ vững lá cờ Tổ quốc khi bị địch chiếm đóng. Ảnh: An Bình.

Khu tượng đài chính mô phỏng các chiến sĩ vững lá cờ Tổ quốc khi bị địch chiếm đóng. Ảnh: An Bình.

Cụ Võ Ta (87 tuổi) ở thôn Phú Hữu (xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), cha của liệt sĩ Võ Đình Tuấn là một trong những vị khách viếng thăm nơi này.

“Lần đầu tiên tôi được vào khu tưởng niệm Gạc Ma, nơi Tuấn và các đồng đội tề tựu, yên nghỉ, lòng tôi phần nào được an ủi. Nay con đã về nhà rồi, về đây cùng các anh em”, cụ Ta bày tỏ.

Nói về quá trình khởi công, xây dựng khu tượng đài, ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ đây là nguyện vọng của thân nhân các anh hùng liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma, cũng như của nhân dân cả nước.

Tại khu tưởng niệm, sự kiện ngày 14/3/1988 được lược ghi cụ thể. Ảnh: An Bình.

“Thân nhân 64 liệt sĩ hy sinh trên đảo Gạc Ma rất khao khát, mong có nơi để viếng người thân của mình. Trước hết, việc xây đền tưởng niệm này giúp gia đình liệt sĩ Gạc Ma có nơi thắp hương vào dịp 14/3, vì họ không thể ra ngoài đảo được", ông Tùng nói.

Ngoài ra, khu tưởng niệm còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, bảo vệ tổ quốc cho thế hệ trẻ. "Mục đích của việc xây dựng tượng đài không phải để kích động hận thù mà là nguyện vọng của nhân dân”, ông Tùng khẳng định.

Gạc Ma 14/3/1988, cuộc thảm sát hèn hạ 14/3/2018, tròn 30 năm từ cuộc tấn công của Trung Quốc vào Gạc Ma, 64 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trước nòng súng của quân Trung Quốc.

An Bình

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/khu-tuong-niem-chien-si-gac-ma-noi-de-cac-anh-tro-ve-post825713.html