Tinh hoa BM-21 chưa đủ, Việt Nam còn có một pháo phản lực khác 'danh bất hư truyền'

Trong biên chế của quân đội Việt Nam, ngoài BM-21 còn có một loại pháo phản lực khác rất uy lực nữa đó là khẩu BM-14. Hiện vẫn chưa rõ số lượng cụ thể của cả hai loại pháo này trong biên chế của ta.

Loại pháo phản lực phóng loạt BM-14 hiện đang được chúng ta sử dụng song song cùng với pháo phản lực BM-21 được Liên Xô viện trợ cho ta từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: QPVN.

Pháo phản lực BM-14 dùng khung gầm cơ sở xe vận tải bánh lốp 4x4 lắp giàn phóng 16 nòng, cỡ đạn 140mm. Mỗi quả đạn phản lực của BM-14 nặng khoảng 40 kg, đạt tầm bắn khoảng 10 km. Nguồn ảnh: QPVN.

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, pháo phản lực BM-14 không phù hợp với lối tác chiến ở miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên đến tận ngày nay, đây vẫn được xem là một loại hỏa lực cực mạnh trong biên chế của ta. Nguồn ảnh: QPVN.

Hệ thống pháo phản lực BM-14 đặt trên khung gầm của xe vận tải ZIL 157, ZIL-131 hoặc GAZ-66 tùy từng phiên bản. Các cơ cấu phóng này có khả năng nâng góc bắn tối đa 50 độ, xoay được 180 độ. Nguồn ảnh: QDND.

Khi phóng, đạn pháo phản lực của BM-14 có khả năng bay với vận tốc mũi lên tới 400 mét/giây, tầm bắn tối đa 10 km. Với tốc độ này, viên đạn phản lực sẽ tốn khoảng 20 giây kể từ khi khai hỏa cho tới lúc tới mục tiêu. Nguồn ảnh: QPVN.

Điểm yếu của đạn pháo phản lực BM-14 đó là nó có tốc độ bay chậm. Vận tốc mũi chỉ là 400 mét - nghĩa là chậm hơn tốc độ âm thanh, đối phương sẽ nghe thấy tiếng pháo rời bệ và kịp ẩn nấp trước khi pháo tới mục tiêu. Nguồn ảnh: Baodatviet.

Ngoài ra, tầm bắn 10 km là khá ngắn trong kiểu tác chiến pháo binh hiện tại. Để khắc phục vấn đề này, Việt Nam đã nghiên cứu cải tiến tầm phóng của đạn phản lực BM-14 để tăng tầm phóng tối đa. Nguồn ảnh: Baodatviet.

Giống như mọi dàn pháo phản lực tương tự khác do Liên Xô thiết kế trong quá khứ, điểm chí tử nhất của BM-14 đó là nó cần nạp đạn rất mất thời gian. Khi khai hỏa xong một loạt bắn, toàn bộ kíp chiến đấu cần di chuyển khỏi trận địa để tránh phản pháo trong thời gian nạp lại đạn. Nguồn ảnh: Baodatviet.

Thực tế thì những cơ cấu pháo phản lực tương tự của Nga hiện nay cũng vẫn tồn đọng điểm yếu này, ngay cả khi sử dụng cơ chế nạp đạn tự động, pháo phản lực cũng chỉ phóng được hai loạt trước khi cần rút lui để nạp đạn lại bằng tay hoặc bằng xe hỗ trợ. Nguồn ảnh: Baodatviet.

Bù lại, sức công phá của BM-14 là cực kỳ ghê gớm, không những gây thiệt hại nặng cho cơ sở vật chất, phương tiện và nhân lực của đối phương, nó còn khiến đối phương bị "chấn thương" tâm lý nặng sau trận vùi dập của "bão đạn". Nguồn ảnh: QDND.

Trên chiến trường, việc sở hữu một loại vũ khí đánh thẳng vào tâm lý của đối phương là điều cực kỳ quan trọng, khi không còn tinh thần chiến đấu, đối phương dù được trang bị tốt tới đâu cũng thường sẽ vứt bỏ khí giới để thoái lui hoặc ra đầu hàng. Nguồn ảnh: QDND.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/tinh-hoa-bm-21-chua-du-viet-nam-con-co-mot-phao-phan-luc-khac-danh-bat-hu-truyen/20191224032614376