Tỉnh lớn nhất Việt Nam, 2 lần được chọn làm kinh đô

Bài viết cung cấp thông tin các tỉnh có diện tích lớn nhất và bé nhất Việt Nam, dân số đông nhất...

Theo sách giáo khoa môn Địa lý lớp 12, với diện tích 16.490 km2, Nghệ An có diện tích lớn nhất trong số 63 tỉnh, thành nước ta. Trong lịch sử, Nghệ An từng 2 lần được chọn làm kinh đô nước Việt dưới thời vua Mai Hắc Đế và Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Theo sách giáo khoa môn Địa lý lớp 12, với diện tích 16.490 km2, Nghệ An có diện tích lớn nhất trong số 63 tỉnh, thành nước ta. Trong lịch sử, Nghệ An từng 2 lần được chọn làm kinh đô nước Việt dưới thời vua Mai Hắc Đế và Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Theo sách giáo khoa Địa lý lớp 12, Bắc Ninh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam (860 km2). Trong quá khứ, đây là địa phương nổi tiếng về khoa bảng, quê hương của 13 trạng nguyên, hàng trăm vị đại khoa phong kiến khác.

Với khoảng 3,5 triệu người, Thanh Hóa có dân số đông nhất Việt Nam (không tính 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM). Trong quá khứ, Thanh Hóa là quê hương của 4 triều vua phong kiến gồm nhà Tiền Lê, nhà Hồ, nhà Hậu Lê, nhà Nguyễn.

Thành Đồ Bàn của tỉnh Bình Định là nơi duy nhất ở Nam Trung Bộ từng là kinh đô của người Việt (thời Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc của nhà Tây Sơn) và người Chăm.

Lâm Đồng là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên có tới 2 thành phố trực thuộc, gồm Đà Lạt và Bảo Lộc.

Theo sách giáo khoa Địa lý lớp 12, hai tỉnh ở nước ta có địa hình bằng phẳng, không đồi núi, là Thái Bình và Hưng Yên.

Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, 7 sông chảy qua địa phận thủ đô, gồm sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Ngoài ra, 3 sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Tích chảy trong nội thành.

Ninh Bình từng là kinh đô của nhà Đinh (968-979), nhà Tiền Lê (980-1009), nhà Lý (1009-1010). Cả 3 triều đại này đều đóng đô ở Hoa Lư.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/tinh-lon-nhat-viet-nam-2-lan-duoc-chon-lam-kinh-do-1442372.html