Tỉnh nào được xem là xứ sở của cây thốt nốt?

Thốt nốt là một loại thực vật đặc biệt, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

1. Tỉnh nào được xem là xứ sở của cây thốt nốt?

An Giang
Đồng Tháp
Kiên Giang
Cà Mau

Chính xác

Cây thốt nốt xuất hiện rất nhiều tại tỉnh An Giang, đặc biệt là vùng Thất Sơn (Bảy Núi), thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Tất cả các bộ phận của cây như thân, lá, quả... đều có thể sử dụng để phục vụ đời sống.

2. Nguồn gốc tên gọi thốt nốt xuất phát từ tiếng của đồng bào dân tộc nào?

Người Chăm
Người Khmer
Người Bana
Người H’Mông

Chính xác

Một số tài liệu cho rằng, tên gọi “thốt nốt” xuất phát từ tiếng Khmer là “th'not”. Từ “th'not” có nghĩa là dừa đường, chỉ loại cây hình dáng giống dừa nhưng dùng để tạo ra đường.

Cũng có nhiều người gọi cây với tên “thốt lốt”, tuy nhiên, tên “thốt nốt” thông dụng hơn. Nhà văn Đoàn Giỏi, tác giả cuốn Đất Rừng Phương Nam (1957) cũng sử dụng từ “thốt nốt”.

Theo sách “Gia Định thành thông chí”, thốt nốt còn có tên gọi khác là bối đa. Sách mô tả bối đa là loại cây cao nhưng không có cành, tán lá mọc thành hình tròn như cái lọng, thân có 3 cạnh, lá mọc đối nhau, suốt 4 mùa không rụng; thân lớn dùng làm cung tên, nhánh nhỏ làm dây thừng, lá già dùng đan tấm để che mưa gió.

3. Cây thốt nốt không được ứng dụng để làm sản phẩm nào sau đây?

Rượu thốt nốt
Dầu thốt nốt
Đường thốt nốt
Muối tinh thốt nốt

Chính xác

Cây thốt nốt có rất nhiều ứng dụng. Từ nước, hoa và quả thốt nốt, người ta có thể làm ra đường, dầu và rượu thốt nốt. Đặc biệt, đường thốt nốt có vị ngọt dễ chịu, thanh mát hơn cả đường mía và đường củ cải.

Đồng bào các tỉnh Tây Nam Bộ còn sáng tạo thêm các món ăn từ cây thốt nốt như chè thốt nốt, bánh gói thốt nốt, bánh bò thốt nốt...

Lá thốt nốt khi đốt cũng tạo ra than có vị mặn. Tuy nhiên, cây thốt nốt không được dùng để làm muối tinh.

4. Thốt nốt là thực vật thuộc họ gì?

Họ Cau
Họ Thông
Họ Gạo
Họ Bách tán

Chính xác

Thốt nốt là loài cây thuộc họ Cau (hay họ Cọ, họ Dừa). Tên danh pháp khoa học là Arecaceae.

Thốt nốt là cây bản địa của vùng Nam Á và Đông Nam Á, mọc nhiều ở các nước như Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ...

Thốt nốt có thân thẳng, vươn cao tới 30m và tuổi thọ lên đến 100 năm; vòm lá rộng khoảng 3m theo chiều ngang, thân cây to, giống thân cây dừa, bao quanh bởi các sẹo lá. Thốt nốt cho khoảng 50 – 60 quả trên mỗi cây.

5. Cây thốt nốt không thể phát triển trong điều kiện nào?

Hạn hán
Ngập nước
Bóng râm
Giá rét

Chính xác

Thốt nốt là loài cây có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, thích nghi được với các điều kiện tiêu cực như khô hạn, ngập nước. Tuy nhiên, thốt nốt không thể sống ở nơi có khí hậu lạnh.

Thúy Nga

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/tinh-nao-duoc-xem-la-xu-so-cua-cay-thot-not-2149112.html